Hải Phòng là thành phố biển, những thuận lợi về điều kiện tự nhiên tạo cho vùng đất này những màu sắc kinh tế đặc thù: kinh tế biển. Cảng biển, công nghiệp đóng tàu và du lịch biển đã và đang mang lại thế mạnh lớn trong phát triển kinh tế Hải Phòng.
Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng tại Đình Vũ đang được xây dựng Ảnh: Duy Thính |
Giữ vững vị thế cửa ngõ biển lớn nhất miền Bắc
Hàng trăm năm trước, khi còn đô hộ Việt
Khi người Pháp rút khỏi Hải Phòng năm 1955, kho tàng, bến bãi bị phá hủy, nhưng có một thứ họ không thể phá hủy được: tinh thần yêu nước và ý chí quyết tâm xây dựng đất nước của những người công nhân Hải Phòng. Ngày vui chiến thắng cũng là lúc Cảng Hải Phòng đón những chuyến tàu đầu tiên của các nước XHCN anh em hợp tác, viện trợ cho chiến trường miền
Bến Sáu Kho xưa giờ chỉ còn là ký ức trong sử sách, trong tâm tưởng những người cao tuổi ở thành phố. Ngày nay, Cảng Hải Phòng được mở rộng có đến hàng trăm kho cùng hệ thống bến bãi và cầu cảng trải dài hàng chục km dọc theo dòng sông Cấm. Những cái tên: cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ trở nên quen thuộc với các tàu hàng. Điều đó cho thấy sự phát triển không ngừng của cảng Hải Phòng và là cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia. Từ những chuyến hàng chập chững đầu tiên, năng lực xếp dỡ của Cảng Hải Phòng lên đến hơn 14 triệu tấn trong năm 2009 và phấn đấu đạt 15 triệu tấn trong năm 2010.
Không chỉ dừng lại ở đó, tới đây, Hải Phòng sẽ thực sự trở thành một cảng biển lớn mạnh tầm khu vực và châu lục khi cảng Lạch Huyện hoàn thành. Đây sẽ là khu bến chính của cảng Hải Phòng có năng lực tiếp nhận tàu 50 nghìn đến 80 nghìn DWT vào năm 2020. Khu cảng Đình Vũ sẽ được nạo vét, cải tạo để có thể tiếp nhận được tàu 20 nghìn đến 30 nghìn DWT…
Công nghiệp đóng tàu vươn tới tầm cao
Nói Hải Phòng là thành phố của những con tàu không sai, vì nơi đây đã có rất nhiều những con tàu được “khai sinh”. Những cái tên Bạch Đằng, Tam Bạc, Nam Triệu, Phà Rừng… là niềm tự hào của người dân Hải Phòng cũng như ngành đóng tàu của cả nước. Tiếp nhận và làm chủ những kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, các nhà máy đóng tàu Hải Phòng dần khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong nước cũng như trên trường quốc tế. Từ chỗ chỉ đóng được những con tàu vận tải cỡ nhỏ, Hải Phòng cho ra đời những tàu biển lớn có trọng tải lớn. Những năm cuối thế kỷ 20, Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (nay là Tổng công ty CNTT Bạch Đằng) đóng thành công chiếc tàu Vĩnh Thuận 6.500 tấn đã được trầm trồ như là kỳ tích, nay tại đất Cảng, chuyện hạ thủy những loạt tàu 22.500 tấn, 36.000 tấn rồi 53.000 tấn là chuyện cơm bữa.
Toàn cảnh Bến Sáu Kho
|
Những con tàu được đóng mới tại Hải Phòng được xuất khẩu sang các nước Xin-ga-po, Nhật Bản, Đan Mạch, Hy Lạp Anh- những nơi có nền công nghiệp đóng tàu lâu đời trên thế giới. Điều này chứng tỏ được năng lực thực sự của công nghiệp đóng tàu Việt
Phát triển thế mạnh đặc thù- du lịch biển
Với 125 km bờ biển và 2 khu du lịch nổi tiếng Cát Bà, Đồ Sơn, du lịch Hải Phòng từ lâu tận dụng đặc điểm của điều kiện tự nhiên để trở thành trung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia, tạo nên sự hấp dẫn hiếm có. Năm 2005, Đồ Sơn chính thức trở thành trọng điểm du lịch của cả nước khi đón 1,2 triệu lượt khách du lịch, 4 năm sau, năm 2009, Cát Bà đón vị khách thứ 1 triệu mà cũng trở thành trung tâm du lịch cấp quốc gia. Thế mạnh về biển đã và đang tạo lợi thế cho du lịch Hải Phòng. Hai khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà trở thành điểm đến hàng đầu của những người yêu biển, bởi các dịch vụ đang dần đa dạng hóa và dịch vụ vui chơi giải trí cũng từng bước được hình thành.
Hoạt động từ du lịch biển có đóng góp to lớn cho kinh tế Hải Phòng và doanh thu xã hội từ du lịch tăng nhanh theo từng năm. Đó là điều tất yếu khi những ngày hè, Cát Bà và Đồ Sơn luôn “quá tải” vì lượng khách đến đông. Thương hiệu của hai điểm du lịch biển của Hải Phòng là chỗ dựa vững chắc để Hải Phòng tập trung phát triển kinh tế biển. Cùng với du lịch sinh thái biển, những năm qua, Hải Phòng đón hàng loạt tàu biển du lịch từ nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cập cảng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của đất và người Hải Phòng đối với khách du lịch muôn phương.
Từ đổ nát, hoang tàn sau chiến tranh, người Hải Phòng cùng nhau xây dựng nên một thành phố phát triển. Trong quá trình hội nhập, kinh tế Hải Phòng đang có sự bứt phá ngoạn mục, trong đó kinh tế biển là thế mạnh.
Mai Lâm