Gia Miêu xứ Thanh: “Đất sinh vương, sinh thánh, sinh thần” (Kỳ cuối)

(PLVN) - Như đã nói ở kỳ trước, Gia Miêu Ngoại Trang (thuộc huyện Hà Trung, Thanh Hóa) là vùng đất cổ linh thiêng, nơi phát tích vương triều Nguyễn. Năm 1822, vua Minh Mạng trong lần về thăm đã có bài minh văn trong đó có câu: "Đất lớn chúa thiêng sinh ra Triệu Tổ/ Vun đắp cương thường nêu rạng thánh võ/ Nghĩa động quỷ thần công truyền vũ trụ"... 
Đình làng Gia Miêu cổ kính, đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc, tinh hoa văn hóa Việt.
Đình làng Gia Miêu cổ kính, đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc, tinh hoa văn hóa Việt.

Đất thiêng Gia Miêu thuộc thôn Gia Miêu (xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) - nơi có quần thể Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt ghi dấu phát tích vương triều Nguyễn. Trong lịch sử, đã có 5 vị vua triều Nguyễn đã vô Gia Miêu Ngoại Trang nền Phương Cơ dưới núi Triệu Tường tế bái tổ tiên. Năm 1947, trong lần về thăm quê hương Thanh Hóa anh hùng, Hồ Chủ Tịch đã về dâng hương, tưởng nhớ các vị tiền nhân của vương triều Nguyễn. 

Ngược dòng lịch sử gần 600 năm trước, Nguyễn Kim (1474 - 1545) vị tổ của các vua, chúa triều Nguyễn sinh sống vào cuối đời Hậu Lê, hậu duệ của Nguyễn Công Duẩn là một tướng giỏi có nhiều công lao được phong tước An Thành Hầu. Năm 1527, sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi lập nên triều Mạc. Không từ bỏ ý chí, Nguyễn Kim chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh lên Sầm Châu - vùng Thanh Hoá giáp Lào lập bản doanh phò Lê diệt Mạc.

Về sau, Nguyễn Kim tìm được Lê Duy Ninh (là con vua Lê Chiêu Tông ở Thanh Hóa). Sau đó mang sang Lào lập làm vua, đặt niên hiệu là Nguyên Hòa (vua Lê Trang Tông 1533 - 1548), khởi đầu sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Nguyễn Kim được vua Trang Tông phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công Trưởng nội ngoại sự để phò vua diệt Mạc, lấy lại giang sơn.

Năm Ất Tỵ 1545, Nguyễn Kim khi đó đã 78 tuổi, bị Dương Chấp Nhất là tướng của nhà Mạc đầu độc chết. Vua Lê thương tiếc, truy ban tước Chiêu Huân Tĩnh công. Thi hài ông được đưa về táng ở núi Triệu Tường.

Tương truyền, khi quân lính vừa đặt quan tài Nguyễn Kim xuống huyệt, bỗng đâu trời nổi cơn sấm sét, mưa gió ầm ầm, miệng huyệt từ từ khép lại, khiến mọi người kinh hãi chạy xuống núi. Một lát sau trời quang mây tạnh, quân lính trở lại thì chỉ thấy nơi đặt quan tài đá núi lô nhô, trùng điệp, cây cỏ tốt tươi, không biết mộ táng nơi nào. Núi có tên là Thiên Tôn từ đấy. Về sau, mỗi lần tế bái Triệu tổ, các vua nhà Nguyễn chỉ biết trông lên núi Thiên Tôn mà bái vọng.

Thế phả họ Nguyễn ghi, vị tổ Nguyễn Công Duẩn là hậu duệ đời thứ 10 của Định Quốc công Nguyễn Bặc (người có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân lập lên nhà Đinh). Tổ tiên Nguyễn Công Duẩn đã sớm biến cả một vùng sơn lam chướng khí, nước độc hoá nước lành, đất chua thành đất ngọt để xây nên những đồng lúa tốt tươi. Chính vì thế, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Công Duẩn đã cung cấp 10 vạn thạch lương, 350 thùng mắm muối, có công lớn trong nhiều trận chiến với quân xâm lược nhà Minh.

Sau khi giành lại giang sơn, Lê Thái Tổ phong cho Nguyễn Công Duẩn tước Thái bảo Hoàng công, cho con cháu đời đời làm quan triều Lê. Nguyễn Công Duẩn có 7 người con, gồm: Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Nhân Chính, Nguyễn Nhân Hiếu, Nguyễn Như Trác, Nguyễn Văn Lỗ, Nguyễn Văn Lễ và Nguyễn Bá Cao. Nguyễn Kim là cháu nội của Nguyễn Như Trác.

Nguyễn Kim có ba người con, con gái là Ngọc Bảo (vợ của Dực Quận công Trịnh Kiểm); hai con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng đều là những tướng giỏi được vua Lê phong chức Quận công. Trong đó phải nói đến Nguyễn Hoàng là người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở phía Nam sau này.

 

Tương truyền sau khi cha mất, anh trai bị bức hại, Nguyễn Hoàng đã tìm đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xin mưu kế. Sau khi được Trạng Trình khuyên câu “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, Nguyễn Hoàng đã xin triều đình đi trấn thủ xứ Thuận Hoá để trách xa sự kiềm chế của anh rể và mưu đồ, tạo dựng sự nghiệp riêng cho họ Nguyễn. Năm 1558, rời Gia Miêu Ngoại trang, Nguyễn Hoàng mang gươm đi mở cõi, vượt Hoành Sơn về phương Nam khởi lập lên xứ Đàng Trong với sự nghiệp mở mang bờ cõi lẫy lừng, trải 9 chúa, 13 vua.

Nói về Nguyễn Phúc Ánh (hậu duệ đời thứ 11 của Nguyễn Kim), năm 1802, Nguyễn Ánh đã thống nhất được hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu là Việt Nam. "Nguyễn Ánh là một vĩ nhân trong lịch sử hay là kẻ tội đồ?" - câu trả lời đến nay vẫn gây ra nhiều tranh luận trái chiều.

Lịch sử vốn phân minh công - tội, dẫu thế nào thì Nguyễn Ánh Gia Long vẫn là một Hoàng đế với nhiều công trạng của thời kỳ có tính chất bước ngoặt quan trọng của lịch sử Việt Nam. Theo sử sách, sau một năm lên ngôi, vua Gia Long đã tìm về đất tổ Gia Miêu Ngoại Trang yết bái tổ tiên, truy tôn Nguyễn Kim là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Nhà vua cho đắp nền Phương Cơ, dựng lăng Trường Nguyên (lăng Triệu Tường) thờ Triệu tổ ngay dưới chân núi Thiên Tôn.

Đồng thời cho xây dựng khu miếu Triệu Tường (cách lăng Triệu Tường chừng hơn 1km) để thờ cúng tổ tiên; cho làm đình Gia Miêu để tri ân quê gốc. Cũng trong dịp này, nhà vua phong Gia Miêu Ngoại Trang là đất quý hương, huyện Tống Sơn là quý huyện để đời đời con cháu nhớ về tổ tông dòng tộc.

Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) vua Minh Mạng về Gia Miêu Ngoại Trang và có đề một bài minh văn trên tấm bia dựng ở khu lăng miếu Triệu Tường rằng: "Đất lớn chúa thiêng sinh ra Triệu Tổ/ Vun đắp cương thường nêu rạng thánh võ/ Nghĩa động quỷ thần công truyền vũ trụ…"

Theo sử sách ghi chép lại, có 5 vị vua triều Nguyễn đã về Gia Miêu ngoại trang nền Phương Cơ dưới núi Triệu Tường (hay còn gọi là núi Thiên Tôn) tế bái tổ tiên, gồm: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Thành Thái và Bảo Đại. Cũng chính nơi đây vào tháng 2/1947, trong lần vào Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về dâng hương, tưởng nhớ các vị tiền nhân của vương triều Nguyễn.

Địa danh Gia Miêu cùng với các di tích lịch sử mãi mãi là niềm tự hào của người con dân nước Việt và người xứ Thanh nói riêng.

Theo Đại Nam nhất thống chí: "...Mạch núi từ huyện Thạch Thành như chuỗi ngọc kéo xuống, nổi lên 12 ngọn liền nhau, có cây xanh tốt trông như gấm vóc. Phía đông bắc có núi Tam Điệp, rồi núi Thần Phù chạy dài ở bên tả. Còn phía tây có núi Biều Doanh, núi Trạch Lâm, núi Trang Chữ chạy vòng ở bên hữu. Nước Khe Rồng xuống Tống Giang lượn vòng ở đằng trước...”. Tiếp mạch núi thiêng này là mạch đất thiêng Gia Miêu Ngoại Trang.

Sau một năm lên ngôi (1803), vua Gia Long đã tìm về đất tổ Gia Miêu Ngoại Trang yết bái tổ tiên, truy tôn Nguyễn Kim là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Nhà vua cho đắp nền Phương Cơ, dựng lăng Trường Nguyên (lăng Triệu Tường) thờ Triệu tổ ngay dưới núi Thiên Tôn. Đồng thời cho xây dựng khu miếu Triệu Tường (cách lăng Triệu Tường chừng hơn 1km) để thờ cúng tổ tiên; cho làm đình Gia Miêu để tri ân quê gốc. Cũng trong dịp này, nhà vua phong Gia Miêu Ngoại Trang là đất quý hương, huyện Tống Sơn là quý hiện để đời đời con cháu nhớ về tổ tông dòng tộc. Các vua Minh Mệnh (1791 – 1840), Thiệu Trị (1807 – 1847) đều có thơ, minh, khắc lên bia đá dựng ở đình bên tả lăng.

Theo sử sách ghi chép lại, có 5 vị vua triều Nguyễn đã vô Gia Miêu Ngoại Trang nền Phương Cơ dưới núi Triệu Tường tế bái tổ tiên, gồm: vua Gia Long, vua Minh Mệnh, vua Thiệu Trị, vua Thành Thái và vua Bảo Đại. 

Đọc thêm