Huyền thoại Trà Mã cổ đạo - (Kỳ 11): Những ngôi làng bình dị trên đường vạn lý

(PLVN) - Ngày này, việc vận chuyển trà và ngựa trên cung đường Trà Mã Cổ Đạo đã trở thành quá khứ. Thế nhưng, trải qua hàng trăm năm, dọc con đường này đã hình thành nên những giá trị văn hóa, lịch sử độc nhất vô nhị. Chính vì thế hành trình đi dọc con đường chẳng khác nào về với những giá trị truyền thống.
Huyền thoại Trà Mã cổ đạo - (Kỳ 11): Những ngôi làng bình dị trên đường vạn lý

Vùng đất thần tiên

Làng Wuli thuộc thị trấn Bingzhongluo, huyện Gongshan (Cống Sơn), tỉnh Vân Nam hiện nay vẫn giữ được sự yên tĩnh, nguyên sơ và được gọi là “vùng đất của vẻ đẹp bình dị”, “vùng đất thần tiên trên trái đất”. 

Gần Làng Wuli, du khách vẫn có thể nhìn thấy một đoạn của con đường Trà mã cổ đạo nằm cheo leo trên vách đá Nữ Giang. Đối với người Vân Nam, Trà mã cổ đạo không chỉ là một di tích mà còn là nhân chứng hùng hồn của sự giao lưu, cộng sinh lâu đời giữa người Vân Nam với thế giới bên ngoài, chứa đựng những nét văn hóa, lịch sử sâu sắc.

Trà Mã cổ đạo (茶馬古道)là một con đường mòn huyền thoại nằm sâu trong những dãy núi ở Tứ Xuyên vốn dùng để vận chuyển trà và ngựa liên thông Trung Quốc với Tây Tạng. Đây là con đường thông thương buôn bán cổ nhất nhì châu Á, ẩn chứa những giá trị văn hóa, lịch sử chờ được khám phá. 

Trong khi đó, làng Nakeli, quận Ninh An, thành phố Phổ Nhĩ hiện là nơi có một số các trạm chuyển nghỉ chân nằm rải rác dọc theo Trà mã cổ đạo xưa còn tồn tại khá nguyên vẹn. Trên thực tế, ngôi làng là sự pha trộn phong phú của các nền văn hóa, bắt nguồn từ trà Phổ Nhĩ và các phong tục, tập quán được các đoàn lữ hành du nhập vào. 

Đoạn đường Cha’antang là một đoạn của con đường cổ xưa được bảo quan tốt do triều đình nhà Thanh trong giai đoạn từ năm 1812-1824 đã triển khai một dự án xây dựng ở đây để phục vụ cho vận chuyển trà Phổ Nhĩ dâng lên triều đình. Triều đình nhà Thanh đã từng bố trí ở đây một phiên đội 5 binh lính đóng quân và thiết lập xây khu vực để các quan lại nghỉ ngơi, một số ngôi chùa, trà thất…

Rộng 2m và dài khoảng 5 km, đoạn đường này nằm trải dài trên con dốc Cha’an dựng đứng trên đỉnh núi cao với những cây cổ thụ cao vút. Người ta nói rằng chỉ có loài chim mới có thể bay qua đường nên đoạn đường này còn được gọi là đường chim bay Cha’an.

Con đường được lát bằng đá phiến dọc theo những ngọn đồi và thung lũng, nơi người ta có thể nhìn thấy thảm thực vật xanh tươi, khung cảnh quyến rũ và nghe tiếng chim kêu cùng côn trùng. Vì vậy, đoạn Cha’antang của con đường trà cổ thụ được liệt vào danh sách một trong 8 công trình vĩ đại thời cổ đại ở khu vực nay là quận Ninh An.

Trạm dừng chân trên đường mưu sinh

Làng Kongqueping ở Phổ Nhĩ cũng là một trạm dừng chân nổi tiếng dọc Trà mã cổ đạo xưa. Vì nằm cách xa Quốc lộ 213 ngày nay nên những di tích còn lại của con đường chè ngựa xưa kia vẫn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. 

Trong quá khứ, làng Kongqueping từng là một nơi hưng thịnh. Một con đường lát đá phẳng và gọn gàng chia ngôi làng thành hai nửa, hai bên đường, các cửa hàng trên phố mọc san sát nhau. Vào thời điểm đó, dọc con phố dài chỉ vài trămm này có tới 64 trạm dừng nghỉ dành cho ngựa, mỗi trạm có thể chứa 120 con. Giờ đây, mô hình nhà của tất cả các gia đình ở khu vực này hầu như vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu.

 

Một câu nói hiện nay vẫn còn được lan truyền ở Làng Kongqueping: “Mỗi ngôi nhà đều có một đế con trượt trước cửa chính”. Ý nghĩa của câu nói nay là không ai có thể coi thường người khác bởi vì mọi người trong làng Kongqueping đều có tiền. “Đế con trượt” là một biểu tượng quan trọng của trạm dừng chân dành cho ngựa, là một phép ẩn dụ để chỉ “tiền”. 

Khi xưa, gia đình nào ở đây có quán nghỉ cho ngựa thì đặt trước cửa nhà một tấm bia dài khoảng 1,5m, rộng 0,8m để đề phòng mặt đường trước cửa nhà họ bị la, ngựa ra vào làm nứt toác. Ngày nay, những đế con trượt này này vẫn có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong làng. Xưa kia, con đường Trà mã cổ đạo đoạn đi qua khu vực này cũng là nơi bọn cướp thường xuyên xuất hiện và hoạt động dữ dội.

Ngày nay, làng Kongqueping huyền thoại là một ngôi làng nhỏ đơn sơ và yên tĩnh. Buổi sớm, khi sương còn chưa tan, mặt trời ló rạng trên đỉnh núi cao, mùi mồ hôi ngựa từ lâu tưởng chừng như vẫn còn vương trên con đường dài lát đá. Những ngôi nhà hai bên phố hầu như vẫn giữ nguyên dáng vẻ ban đầu, ngoại trừ những tấm ván cửa của các cửa hàng đều đóng chặt như thể sẽ không bao giờ mở nữa. Đường làng đặc biệt yên tĩnh, sự yên tĩnh chỉ thi thoảng bị phá vỡ bởi tiếng gà khiến du khách bất chợt bừng tỉnh khỏi sự yên tĩnh. Trong làng vẫn có một ngôi nhà nhỏ bên đường với đủ loại vật dụng từ dao cắt móng ngựa đến chuông đồng treo trên cổ la và chiếc vòng cổ bằng bạc dùng làm đồ bảo hộ khi bị hổ và báo tấn công.

Ngoài 64 điểm dừng dành cho ngựa, trong làng cùng có 3 “điểm dừng dành cho đàn ông”. Một cụ bà nay đã 100 tuổi sống ở làng tên Long Fengxian cho biết, loại  “trạm dừng dành cho đàn ông“ này giống như các khách sạn mà chúng ta có ngày nay. Những người ra vào đây là những người điều khiển ngựa, những thương lái buôn muối, buôn vải, buôn đồ trang sức, người nước ngoài và người khuân vác. 

Theo cụ bà, những trạm này cùng lắm chỉ là những nhà trọ nhỏ tầm thấp, hoặc chỉ là nơi trú mưa che gió. Nhưng ở nơi này, một người đàn ông xa nhà không chỉ được sưởi ấm mà còn khiến những người vì miếng cơm manh áo mà phải xa quê xua đi được sự buồn chán, giữ được sự kiên định và niềm hy vọng vào hành trình khó khăn trước mắt. Ngôi nhà của bà Long xưa kia từng là một trạm dừng như vậy nay vẫn còn khá nguyên vẹn.

 Trà mã cổ đạo đi theo hai tuyến đường chính. Một trong số chúng bắt đầu từ nơi sản xuất trà Phổ Nhĩ nổi tiếng. Tuyến đường còn lại bắt đầu từ Nhã An, tỉnh Tứ Xuyên - là nơi sản xuất trà Yacha chính. Tuyến đường Tứ Xuyên – Tây Tạng dường như đã được sử dụng từ lâu trước khi nó trở thành đại lộ buôn bán trà và ngựa trong triều đại nhà Đường và nhà Tống vì nó là hành lang rất quan trọng kết nối các nền văn hóa cổ đại của các khu vực Tây Tạng, Vân Nam và Tứ Xuyên ngày nay. 

Ở những nơi như Cát Tư Trấn và A Bá thuộc Tứ Xuyên và Dãy núi Hengduan ở Tây Bắc Vân Nam, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ có niên đại từ triều đại nhà Thương (khoảng từ năm 1600 đến 100 trước Công nguyên) và nhà Chu (khoảng từ năm 1100 đến năm 256 trước Công nguyên). Những ngôi mộ này nằm rải rác rộng rãi trong các hẻm núi và thung lũng của thượng nguồn của các con sông chảy qua đây. Hầu hết những ngôi mộ này nằm ở tây Tứ Xuyên và tây Vân Nam, dù một số ít cũng được tìm thấy ở Tây Tạng. 

Tuy có sự khác biệt nhỏ giữa các lăng mộ ở các địa điểm khác nhau nhưng các đặc điểm chính và đặc điểm văn hóa của chúng nhìn chung là tương tự. Các nhà khảo cổ học đã xác định rằng các ngôi mộ được phát hiện ở Tây Tạng có liên quan chặt chẽ với các ngôi mộ ở Tứ Xuyên và Vân Nam về hình thức và những thứ đồ được táng theo mộ. Những dấu tích được tìm thấy cho thấy rõ rằng khoảng 4.000-5.000 năm trước, trước khi Trà mã cổ đạo được mở ra, sự di cư và giao tiếp giữa các nhóm dân tộc khác nhau đã hoạt động dọc theo con đường này. 

Đọc thêm