Ngũ bách La Hán diệt phiền não, đoạn tận muộn phiền trong tam giới

(PLVN) - Tượng bày ở nhà hành lang thường là 18 vị La Hán, gọi là thập bát La Hán, nhưng cũng có chùa thờ tới 500 vị La Hán gọi là Ngũ bách La Hán giống như chùa Bái Đính, nơi có hành lang dài hơn 3 cây số, với 500 bức tượng La Hán, mỗi tượng cao hơn 2m bằng đá. Vậy 500 vị La Hán này là ai? 
(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).

Ngũ bách La Hán

Ngũ bách La Hán là một danh xưng để chỉ đến nhóm các La hán, phổ biến trong các kinh điển Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc. Số lượng các La hán ban đầu chỉ có 4, tăng dần lên 10, 16, rồi trở nên phổ biến với hình tượng 18 La hán và phát triển thành nhóm 500 La hán trong truyền thống Phật giáo Trung Quốc.

Có nhiều dị bản khác nhau về nguồn gốc hình thành nhóm 500 La Hán, xoay quanh 6 giả thuyết chính: Căn cứ lời Phật thuyết pháp truyền đạo cho các đệ tử. Theo Thập tụng luật quyển IV: Lúc Đức Phật còn tại thế, tháp tùng Ngài truyền đạo có 500 đệ tử, được xưng là "500 La hán".

Căn cứ vào số lượng các tỳ kheo tham gia đại hội kết tập từ lần thứ nhất đến lần thứ tư. Theo sách "Phật ngũ bách đệ tử tự thuyết bổn khởi kinh" ghi lại: Sau khi Phật nhập diệt, để tránh những lầm lạc về sau, tôn giả Ca-diếp đã triệu tập 500 tỳ kheo để tập hợp ghi chép lại những lời Đức Phật để lại. 500 tỳ kheo tham gia đại hội kiết tập được gọi là 500 La Hán.

Theo kinh điển nguyên thủy, thời đức Phật Thích Ca  Mâu Ni tại thế, vốn chỉ có bốn vị Đại La Hán phát nguyện lưu lại thế gian để hoằng truyền Phật pháp, mỗi vị ở mỗi phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Nhưng các kinh điển về sau dần dần thêm vào cho đến 16 vị, phần lớn các vị ấy vẫn không có tên. Mãi cho đến đời Đường, khi ngài Huyền Trang thỉnh kinh ở Ấn Độ về và dịch cuốn Pháp Trụ Ký vào năm 654, mọi người mới biết  đến có 16 vị A La Hán và danh tính của từng vị.

Xua tan muộn phiền (ảnh minh họa).
Xua tan muộn phiền (ảnh minh họa). 

Từ đó chư Tăng Trung Hoa mới bắt đầu thờ phụng 16 vị A La Hán và tranh tượng vẽ hình các vị với nhiều dáng dấp, với nhiều kiểu trang phục của Tăng sĩ Trung Hoa xuất hiện khắp nơi. Chẳng hạn, tương truyền Vương Duy đã vẽ 48 bức tranh về 16 vị A La Hán đã trở nên nổi tiếng trong suốt đời Đường.

Tượng tạc 16 vị A La Hán ở Động Vân Hà, Hàng Châu đã được đánh giá rất cao cho đến ngày nay. Bắt đầu đời Tống, biểu tượng 16 vị A La Hán dần dần không còn được ưa chuộng như hình tượng Phật, nhưng các họa sĩ vẫn còn vẽ tượng La Hán mãi cho đến cuối đời Minh.

Năm trăm A La Hán là một danh xưng thường được đề cập trong kinh điển, có khi danh xưng nầy được đồng nhất với Năm trăm tỳ kheo và Năm trăm cư sĩ. Có nhiều truyền thuyết liên quan đến Năm trăm vị vẫn còn lưu truyền. Chẳng hạn, trong kinh Pháp Hoa, phẩm Ngũ bá đệ tử thọ ký, đức Phật thọ ký cho 500 đệ tử sau khi họ nhập niết bàn.

Trong Xá lị Phật văn kinh có ghi lại rằng sau khi vua Fu sha mi duo lou phá hoại Phật pháp, có 500 vị A La Hán sẽ kiến lập lại. Trong cuốn Pháp trụ ký có ghi lại rằng cứ mỗi nhóm 16 vị A La Hán sẽ chịu trách nhiệm ở một quốc độ và mỗi nhóm đều có các đoàn tùy tùng, 500 A La Hán trở nên một chỉnh thể cơ bản. Cũng vậy, tương truyền sau khi  Đức Phật nhập niết bàn, ngài Ma Ha Ca Diếp cùng với 500 vị A La Hán tổ chức kết tập lần đầu tại thành Vương Xá. 

Vào thời vua A Dục, 500 vị Tăng đã chứng A La Hn và 500 vị Tăng chưa chứng quả đã họp lại để trùng tuyên lại giáo lý của đức Phật. Lần kết tập thứ tư vào thời Vua Ca Nị Sắc Ca ở nước Càn Đà La. Cũng thế, không có chi tiết nào trong những câu chuyện trên đưa ra được tên của từng vị A La Hán. Chúng ta biết rằng chính vào đời Đường, Năm trăm A La Hán lần đầu tiên được đề cập đến ở Trung Hoa.

Theo  Ngũ đại danh họa bổ ký , điêu khắc gia nổi tiếng đời Đường là Dương Huệ Trí đã tạc tượng 500 vị A La Hán cho chùa Quảng Ái ở Hồ Nam, đó là sự kiện điêu khắc được biết sớm nhất về tượng 500 vị A La Hán ở Trung Hoa. 

Thời kỳ phổ biến

Đến thời Ngũ đại, sự thờ phụng 500 vị A La Hán trở nên phổ biến. Chẳng hạn, vua Qian Liu của nước Ngũ Nhạc (907-978), đã thếp vàng tượng 500 vị A La Hán cúng dường cho chùa Phương Quang trên núi Thiên Thai và vào năm đầu tiên của triều đại Hiền Đức (954), Thiền sư Daoqian nhận sắc chỉ của vua nước Ngũ Nhạc, dời 16 tượng các vị đệ tử của đức Phật từ chùa Lôi Đảnh đến chùa Jingci và cho xây dựng Ngũ bách La Hán điện ở đó, cả hai ngôi chùa nầy đều ở Hàng Châu. 

Vào năm thứ hai triều đại Yongxi của Bắc Tống (985?), tượng 500 vị A La Lán được tạc xong và an trí trên núi Thiên Thai. Vào thời Bắc Tống, sự thờ phụng 500 vị A La Hán trở nên phổ biến, khắp lãnh thổ Trung Hoa nhiều chùa và sảnh đường đã được kiến trúc để thờ tượng.

Các hang động dùng để cất giữ quần tượng 500 vị A La Hán bắt đầu phát sinh, chẳng hạn, 168 động tại Dazu, Tứ Xuyên bao gồm cả tượng Đại Phật. Nơi đây, các bức tường trung tâm và hai bên đều có khắc hình tượng của 500 vị A Ha Hán.

Tuy vậy, những nơi trưng bày 500 tượng A La Hán đều không biết được danh tánh của từng vị. Theo  một đề mục trong Bảo Khóa Cộng Biên vào năm (933?) niên hiệu Đại Hòa, có bia 500 vị A La Hán tại chùa Long Hưng, mỗi bia đều có ghi rõ tên của từng vị, nhưng nay bia này không còn nữa.

Vào ít lâu sau, có được bản sao của một tấm bia khắc vào năm thứ 14 niên hiệu Thiệu Hưng của triều đại Nam Tống (1134), trong đó, Gao Daosu, đã soạn ra bằng cách tập hợp lại những  bản kinh Phật thông dụng và tóm tắt lại thành tên 500 vị A La Hán. 

Bia này được dựng tại chùa Thiên Minh ở Giang Âm. Mặc dù đây là ghi chép sớm nhất về tên của 500 vị A La Hán ở Trung Hoa, nhưng đó chỉ là tôn hiệu, chưa phải là sự minh họa theo hình dáng của chính từng vị  như đã được khắc vẽ.

Tuy vậy, từ đó trở đi, khi các chùa kiến trúc điện thờ tượng 500 vị A La Hán, thì các họa sĩ đều khắc tên các vị theo danh sách trong bia này. Qua thời kỳ nhà Minh, người ta lại thuê khắc bia ghi tên 500 vị A La Hán dựng tại chùa Thiên Minh, nơi đây bia còn giữ được nguyên trạng. Tuy nhiên, nay chỉ còn tên của các vị A-la-hán.

Mãi cho đến thời Nam Tống, có vài người sưu tập các minh họa và cho ra đời bản in gỗ Bộ tranh tượng A La Hán, đây là bộ minh họa các vị A La Hán đầu tiên được biết đến. Công trình này được in lại từ bản gỗ mới vào thế kỷ thứ 16 thời kỳ 1643.

Mặc dù ngày nay không còn bản sao các tác phẩm nầy, nhưng nó lại được in lại vào năm thứ 52 thời Càn Long (1787), Bộ minh họa 518 vị A La Hán chùa Thiên Minh, dưới sự trông coi của sư trụ trì Dache, một vị cao tăng vào thời Càn Long. La Hán tự hay là Tiền Minh Viện được dựng lên ở Tây Phương, Trùng Khánh vẫn còn đến ngày nay.

Chùa đầu tiên được xây vào đời Tống, bị đổ nát vào thời Nguyên và Minh rồi được trùng tu vào năm thứ 17 thời Càn Long (1752) và một thời gian sau, 518 tượng A La Hán được tạc xong và sau đó là Bộ minh họa vào đời Minh. 

Đọc thêm