Tôn giả Ca Na Đề Bà - Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười lăm

(PLVN) - Tổ Ca Na Đề Bà, người đời gọi Ngài là Bồ tát. Sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 546 năm, ở miền Nam nước Ấn. Cha tên Ca Na Bạc, mẹ là bà Hữu Chung Truyền. Cha mẹ Ngài tu theo pháp môn Tiểu thừa và Trung thừa Phật giáo và thích làm phước thiện, vì vậy Ngài rất uyên thâm Phật học.
Tôn giả Ca Na Đề Bà - Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười lăm

Con đường tu hành đắc đạo  

Nghe Tổ Long Thọ đến vùng Ngài ở, Ngài liền tìm đến yết kiến Tổ. Tổ Long Thọ muốn thử trí thông minh của Ngài đến đâu, nên Tổ sai đồ đệ múc một thau nước đầy để trước lối vào, kế bên là một cây kim. Ngài biết Tổ muốn thử mình câu “Mò kim đáy nước”, nên Ngài lấy cây kim bỏ vào thau nước, đi quanh một vòng rồi nhắm mắt đưa tay vào trong thau nước lấy cây kim ra đưa trình cho Tổ, Tổ khen Ngài: Đúng là ông “Mò kim đáy nước” mà ông cũng mò được thật là giỏi lắm.

Tổ hỏi ông: Ông mò trong nước, tìm được cây kim, vậy cây kim là gì? Ngài trình thưa: Trong “Bể nước mênh mông”/ Có “Viên ngọc rất quý”; Ai nhận được “Ngọc” xài/ Là hết sanh tử ngay. Ngài chưa biết Thiền tông là gì mà đã nói được vi diệu ấy, nên Tổ hỏi Ngài: Vậy Ngươi muốn theo ta xuất gia học đạo Thiền tông không? Ngài thưa: Nếu được Thầy dạy bảo, con nguyện hết mình nghe và làm theo lời Thật dạy.

Thế là Ngài theo Tổ xuất gia. Ba năm theo học với Tổ, một hôm Ngài cùng Tổ đến đền thờ Thần Bram Mata. Tổ hỏi Ngài: Những tín đồ đến đây, cúng, lễ, lạy để xin cái gì? Ngài trình thưa với Tổ: Những vị ấy đến đây cầu xin là để cầu xin Luân hồi! Tổ hỏi: Sao Ngươi biết? Ngài làm bài kệ như sau để trình Tổ: Đời người là sự trả vay/ Hôm nay xin được để xài cho thân; Dù cho vay được trọn phần/ Cũng là vay mượn của trần thế gian.

Vô thường (ảnh minh họa)
Vô thường (ảnh minh họa)  

Con nay đã hiểu rõ ràng/ Những thứ vật lý là đàng chuyển luân; Nếu vay mượn được thì mừng/ Những thứ Nhân quả chưa từng ai cho. Ai đâu có của mà cho/ Tưởng rằng cầu lạy, Thần cho của mình; Nguyên tắc vay mượn của mình/ Những thứ phước đức của mình trước kia. Hôm nay mượn trước đem “vìa”/ Mượn về xài trước, nợ kia phải tường; Tiếp sau mình phải bi thương/ Vì là vay trả, không đường chạy đâu. Ai mà tham mới đi cầu/ Nhờ Thần giúp đỡ là đầu chuyển luân; Con hiểu nguyên lý rất mừng/ Nhờ con biết được, chưa từng cầu chi.

Tổ vừa nghe Ngài trình 20 câu kệ, Tổ biết Ngài đã hiểu nguyên lý trong vật lý của thế giới này, nên Tổ hỏi: Mấy năm nay Ngươi theo ta học đạo Giải thoát, vậy Ngươi có biết tu như thế nào để Giải thoát không? Ngài trình thưa với Tổ Long Thọ bằng bài kệ 32 câu như sau: Giải thoát là nói thế gian/ Nếu nói Giải thoát, không đàng về quê; Quê xưa chỉ một đường về/ Không theo vật lý là quê của mình. Thầy dạy con tự nhiên nhìn/ Không dính không mắc, mình đừng dính chi; Thiền tông đặc biệt diệu kỳ/ Không dính vật lý không gì theo ta.

Tu thiền đừng muốn về nhà/ Thực hiện được vậy, là xa nghiệp trần; Thanh tịnh vật lý rõ phân/ Ai dính vật lý, đường trần phải đi. Dù cho thực hiện pháp gì/ Là của vật lý, cái gì của ta; Thiền tông Đức Phật dạy ra/ Không dính vật chất là ra Luân hồi. Tu thiền mà đứng hay ngồi/ Là tu vật lý, không đời thoát thân; Muốn được Giải thoát chỉ cần/ Chỉ cần thanh tịnh, không cần dụng công.

Tự nhiên vật lý xa dần/ Những thứ vật lý, không cần phải xa; Vật lý là của Ta bà/ Nếu tu dẹp bỏ là ta ngu khờ. Thầy dạy con biết hiện giờ/ Chỉ cần thanh tịnh, vượt bờ tử sanh; Vào trong Bể tánh không sanh/ Chính nơi thanh tịnh, là “anh” Niết bàn. Niết bàn không khổ không nan/ Vì không vật lý, an nhàn thảnh thơi; Hôm nay con ngộ được rồi/ Cám ơn Thầy dạy, hết rồi tử sanh.

Tổ Long Thọ biết Ngài đã đạt được “Bí mật Thiền tông” nên có dạy như sau: Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền tông, đến đây Ngươi đã nhận được, vậy rằm tháng chín này ta sẽ truyền “Bí mật Thiền tông” lại cho Ngươi, Ngươi sẽ nhận Tổ vị Thiền tông đời thứ Mười Lăm. Vậy, Ngươi chuẩn bị đầy đủ nghi thức, đến ngày đó ta sẽ hành lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho Ngươi. Đúng ngày rằm tháng chín, tại chánh điện Thiền tông chùa Thiền tông Hoa Sơn, buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” được tiến hành. 

Chấn hưng Phật giáo nước Ba Liên Phất

Sau khi đắc pháp, Ngài vân du khắp nơi, lần lượt sang nước Ca Tỳ La để giáo hóa.Trong nước nầy có ông  trưởng giả tên Tịnh Đức sanh được hai người con trai, người cả tên La Hầu La Điểm, người thứ tên La Hầu La Đa. Ông hàng ngày chỉ săn sóc vườn tược.

Một ngày nọ, một cây trong vườn nẩy sanh thứ nấm lạ, ông nhổ về ăn thử, thực ngon lành. Song chỉ ông và người con thứ  hằng ngày  đều nhổ được nấm ăn, ngoài ra không ai nhổ được. Ông bảo con thứ: Nấm cây nầy chỉ ta và ngươi được ăn, ắt là việc phi thường. Ước gì có ai thông hiểu giải thích cho việc này. La Hầu La Đa nói kệ: Thử mộc sanh kỳ nhĩ, Ngã thực bất khô khao, Trí giả giải thử nhơn, Ngã hồi hướng Phật đạo.

Dịch nghĩa: Cây nầy sanh nấm lạ, Con ăn rất ngon lành, Người trí giải nhơn nầy, Con xin theo Phật đạo. Chợt gặp Bồ Tát Đề Bà đến nhà, cha con ông Tịnh Đức vui mừng đem việc nầy ra hỏi. Ngài dạy: Khi xưa lúc ông hai mươi tuổi thường mời một vị Tỳ kheo về nhà cúng dường.

Vị Tỳ kheo ấy tuy có chút ít giới hạnh mà con mắt pháp chưa sáng, tâm không thấu lý, luống nhận sự  cúng dường  của ông. Song vị Tỳ kheo ấy có chút ít tu hành nên khỏi sa vào đường ác, vẫn phải làm cây sanh nấm nầy để trả nợ cho ông. Xưa khi vị Tỳ kheo ấy đến nhà ông,trong nhà chỉ có ông và người con thứ nầy thành kính cúng dường, còn bao nhiêu người đều không vui. Vì thế, nên nấm hiện nay chỉ hai cha con ông được hưởng.

Ngài lại bảo: Ông nay được bao nhiêu tuổi? Trưởng giả thưa: Tôi được 79 tuổi. Ngài nói kệ: Nhập đạo bất thông lý, Phục thân hoàn tín thí, Nhữ niên bát thập nhất, Thử mộc diệc vô nhĩ. Dịch: Vào đạo không thông lý, Hoàn thân đền tín thí, Trưởng giả tuổi tám mốt, Cây nầy không sanh nấm.

Ông  trưởng giả nghe nói xong,biết rõ duyên trước càng thêm thán phục, Ông thưa: Tôi già yếu tuy muốn xuất gia e không kham theo thầy. Đứa con thứ của tôi hết lòng mộ đạo, tôi xin cho nó theo làm thị giả cho thầy, mong thầy dung nạp. Ngài  hoan hỷ  chấp nhận  La Hầu La Đa xuất gia và triệu tập các vị thánh tăng đến truyền giới. Ngài du hóa đến nước Ba Liên Phất gặp lúc  ngoại đạo  hưng thịnh Phật pháp lu mờ.

Ngài đem hết khả năng  chuyển hóa  ngoại đạo trở về quy y Tam Bảo, khiến xứ nầy Phật pháp hưng thịnh lại. Khi già yếu, Ngài gọi La Hầu La Đa đến phó chúc pháp nhãn tạng và dặn dò đừng để đoạn diệt. Kế đó ngài nói kệ: Bổn đối truyền pháp nhơn, Vị thuyết giải thoát lý, Ư pháp thật vô chứng, Vô chung diệc vô thủy. Dịch nghĩa: Xưa đối người  truyền pháp,Vì nói lý  giải thoát, Nơi pháp thật không chứng, Không chung cũng không thủy.

Dặn dò xong, Ngài  nhập định  ngồi  nghiêm chỉnh  thị tịch. La Hầu La Đa và  đồ chúng  xây tháp cúng dường. Ngài là Bồ Tát thứ ba làm nổi bật  giáo lý  Đại Thừa. Những  tác phẩm  Ngài trước thuật: Bách luận, Bách tự luận, Đại trượng phu luận, Đề Bà Bồ Tát phá Lăng Già kinh trung ngoại đạo tiểu thừa tứ tông luận, Đề Bà Bồ Tát thích Lăng Già kinh trung ngoại đạo tiểu thừa Niết bàn luận… Những bộ luận trên nổi tiếng nhất là bộ Bách luận và Đại Trượng Phu luận.

Đọc thêm