XTTM miền núi, biên giới và hải đảo, làm sao cho hiệu quả?

Thủ tướng Chính phủ ký về ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) quốc gia (gồm chương trình XTTM định hướng xuất khẩu, chương trình XTTM thị trường trong nước và chương trình XTTM miền núi, biên giới và hải đảo) cũng như quy định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng nội dung chương trình.

Thủ tướng Chính phủ ký về ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) quốc gia (gồm chương trình XTTM định hướng xuất khẩu, chương trình XTTM thị trường trong nước và chương trình XTTM miền núi, biên giới và hải đảo) cũng như quy định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng nội dung chương trình.

Mức hỗ trợ 100% sẽ được áp dụng đối với tất cả các nội dung chương trình XTTM miền núi, biên giới và hải đảo, bao gồm phát triển hệ thống phân phối hàng Việt từ khu vực sản xuất đến miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo; đồng thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản cho miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa; tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam; điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước, xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu … cũng được hỗ trợ toàn bộ kinh phí.

XTTM miền núi, biên giới và hải đảo, làm sao cho hiệu quả? ảnh 1

Các hoạt động như: Thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm theo các ngành hàng; tuyên truyền xuất khẩu; thực hiện các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các khu công nghiệp, khu đô thị… sẽ được áp dụng mức hỗ trợ 70%.

Còn lại, các hoạt động như tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp hoặc vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; tổ chức các sự kiện XTTM thị trường trong nước tổng hợp (tháng khuyến mại, tuần “hàng Việt Nam”, chương trình “hàng Việt") sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí.

Trên thực tế, chương trình XTTM quốc gia đã giúp quảng bá sâu rộng hơn hình ảnh, sản phẩm Việt Nam tại các thị trường tiềm năng như: EU, Hoa Kỳ, các thị trường trong khu vực... Đồng thời quảng bá uy tín, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, nông lâm thuỷ sản Việt Nam đến các bạn hàng quốc tế. Thế nhưng, trên thực tế, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hầu như chỉ dừng lại ở mức phổ biến thông tin bằng bản tin hay dự báo, tư vấn pháp luật cho từng trường hợp cụ thể và tổ chức đào tạo. Và còn rất yếu ở các hoạt động như tư vấn, hỗ trợ cho hội viên, cung cấp giá cả thị trường, giá cả và hỗ trợ tiếp cận thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

Tăng cường kinh phí thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới XTTM. Thế nhưng, những điểm yếu còn tồn tại cho thấy, hiệu quả của XTTM không chỉ phụ thuộc vào việc tăng kinh phí, mà còn phụ thuộc vào tính năng động và ý thức trách nhiệm của những người đảm trách công việc khó khăn này.

Tuấn An

Đọc thêm