Nếu trước đây, điểm chuẩn của các khối ngành kĩ thuật, công nghiệp cao nhất nhì thì vài năm trở lại đây, do thí sinh (TS) đã biết chọn ngành vừa sức học để đăng kí dự thi nên điểm chuẩn khối ngành kĩ thuật đang có xu hướng hạ.
Trong số các trường có đào tạo nhóm ngành kĩ thuật, công nghiệp, ĐH Bách khoa được liệt vào hàng đầu. Các ngành được nhiều TS lựa chọn như: điện - điện tử, cơ khí, vật lý kỹ thuật, cơ điện tử, điện công nghiệp... Đây là những ngành thiếu nhân lực, dễ tìm việc làm nên rất hút thí sinh. Trong mỗi ngành học này, tiếp tục được chia ra nhiều ngành nhỏ như: Ngành cơ khí, được đào tạo theo nhiều hướng như cơ khí chế tạo (trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP. HCM); cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực; cơ khí nông lâm, cơ khí bảo quản chế biến thực phẩm; cơ khí tàu thuyền, cơ khí điện tử; cơ khí chuyên dùng … nên TS có thêm nhiều lựa chọn trong định hướng nghề nghiệp.
Thêm một lựa chọn nữa cho thí sinh, khi năm nay, nhiều trường trong đó có trường ĐH Quốc gia HN và trường ĐH Bách Khoa sẽ lấy điểm chuẩn ở từng khoa đặc biệt là ở các khoa khó tuyển.
|
Tư vấn tuyển sinh do chính các trường ĐH đứng ra tổ chức đang là cái mà các thí sinh rất cần khi chọn lựa nghề nghiệp tương lai của mình |
Ưu tiên ngành điểm chuẩn thấp
Kinh nghiệm được các em truyền tai nhau qua mỗi kỳ thi là nếu không tự tin vào lực học của mình, các thí sinh nên chọn trường “top dưới” đừng nên dồn sức thi vào trường “hot”. Hiện, có nhiều trường đào tạo ngành CNTT với mức điểm từ 16 - 20 điểm như: ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Thủy lợi, ĐH Hà Nội, ĐH Nông nghiệp 1, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Xây dựng, Học viện Kỹ thuật quân sự (dân sự, thi ở phía Bắc), Học viện Kỹ thuật quân sự (dân sự, thi ở phía Nam), Học viện Kỹ thuật mật mã...
Đặc biệt nếu TS chỉ có mức điểm từ 14-15 vẫn có cơ hội học ngành học này ở một số trường ngoài công lập; những trường mới mở ngành và những trường phải tự túc kinh phí đào tạo gồm: ĐH FPT, Viện ĐH Mở Hà Nội; ĐH DL Đông Đô; ĐH Thăng Long; ĐH DL Phương Đông…
Nếu có mức điểm chỉ bằng điểm sàn thi ĐH thì TS nên chọn dự thi vào các trường cao đẳng có đào tạo ngành học này, sau đó có thể học liên thông lên ĐH và hệ cao đẳng ở một số trường ĐH như: CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội; CĐ Kinh tế kỹ thuật công nghiệp I; CĐ Giao thông vận tải; CĐ Tài nguyên và Môi trường; CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội; trường CĐ Công nghệ Hà Nội…
Chọn ngành… bị quên lãng
Trong khi các trường top đầu luôn là nỗi sợ hãi của nhiều TS có học lực trung bình, hàng nghìn chỉ tiêu của nhóm ngành công nghiệp như: Dệt may, công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, cơ khí… đang bị lãng quên. Trong khi đó, tại các trường, điểm chuẩn của nhóm ngành này gần như thấp nhất.
Thống kê ba năm từ 2007 – 2009, trung bình điểm đỗ vào các ngành thấp nhất như Cơ học kĩ thuật, Vật lí kỹ thuật dao động (thuộc ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) từ 18 – 20 điểm; ĐH Công nghiệp Hà Nội, điểm chuẩn của một số ngành như: Công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh, công nghệ hoá học, công nghệ điện, chỉ có điểm chuẩn 15-16, trong khi những ngành khác của trường có điểm chuẩn từ 17- 18,5 điểm; còn ĐH Công nghiệp TP.HCM, điểm chuẩn của các ngành trên đây trong phạm vi 15- 16 điểm; ĐHBK TP.HCM, các ngành Công nghệ dệt may; Kỹ thuật nhiệt; Kỹ thuật quản lý môi trường; Kỹ thuật hệ thống công nghiệp; Vật liệu và cấu kiện xây dựng; Kỹ thuật hàng không, ô tô tàu thuỷ; Cơ kỹ thuật và vật lý kỹ thuật; Trắc địa; Kỹ thuật nhiệt lạnh cũng chỉ dao động trong khoảng 15 – 16 điểm.
Theo