Trong lúc giá vàng leo thang chóng mặt, vượt 29 triệu đồng một lượng, thị trường TP HCM đã xuất hiện vàng miếng SJC loại một lượng bị bào mòn, làm giả.
> Đổ xô đi bán vàng bất chấp mưa / Giá vàng vượt 29 triệu đồng
Ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn cho biết, chiều 25/8, một số tiệm vàng ở khu vực quận Tân Bình xuất hiện những miếng vàng SJC loại một lượng bị mài mòn, không đúng trọng lượng tiêu chuẩn; hoặc bị làm nhái (cả về bao bì), không đúng chất lượng vàng miếng SJC.
Đến sáng 26/8, một số hiệu kim hoàn tại quận 5 và huyện Hóc Môn cũng phát hiện những miếng vàng một lượng nhái hiệu SJC do người dân mang đi bán. Tính đến thời điểm này, có khoảng 50-60 lượng vàng giả hiệu SJC đã được phát hiện trên thị trường.
“Hiện Công ty SJC đang phối hợp với các cơ quan chức năng để truy tìm, phát hiện nguồn gốc các loại vàng bào, vàng nhái trên”, ông Long nói.
Tổng giám đốc khuyến cáo, khi mua hoặc bán vàng, người dân cần lấy hóa đơn đầy đủ. Trong trường hợp nếu có nghi ngờ về sản phẩm vàng miếng đang cất giữ, có thể nhờ đến các đại lý SJC thẩm tra và kiểm định.
Theo ông Đỗ Công Chính, Phó tổng giám đốc công ty SJC, vàng miếng loại một lượng được làm giả khá tinh vi, bao bì nhựa rất giống vàng miếng thật nên người tiêu dùng khó có thể nhận ra đó là vàng giả. Loại này làm từ nguyên liệu vàng 9,5- 9,7 tuổi. Do vậy, nếu so với vàng 10 tuổi của SJC thì mỗi miếng vàng một lượng, người mua sẽ bị thiệt hơn 1,4 triệu đồng tính theo giá vàng chiều nay (29,05 triệu).
"Còn đối với loại vàng SJC thật nhưng bị bào 4 cạnh, trọng lượng thiếu 2-3 phân (khoảng 0,7-1,2 gram)", ông Chính nói.
Vị Phó tổng giám đốc này cho biết, để phát hiện vàng giả bằng mắt thường, người mua có thể căn cứ vào những đặc điểm như vàng nhái có nét chữ và nét biểu tượng rồng nhòe và lớn hơn vàng thật; chữ số “37,5 gram” có số 3 gần giống số 8, số “37,5 gram” chạm hẳn vào dấu “nặng” của chữ “bạc”; số 999.9 đụng chữ “G” của chữ “Rồng vàng”....
Ông Huỳnh Trung Khánh, Cố vấn cấp cao Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam, Phó chủ tịch hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cũng tỏ ra lo ngại trước hiện tượng này. "Vàng giả, vàng nhái cần được cơ quan chức năng xử lý ngay. Nếu để lâu dài không những ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu vàng của một doanh nghiệp lớn, (chiếm 80% thị phần cả nước) mà còn gây thiệt hại cho người dân mua vàng cũng như gây rối loạn thị trường vàng", ông Khánh nhấn mạnh.
Theo ông Khánh, từ khi thương hiệu vàng miếng SJC xuất hiện thì đây là trường hợp đầu tiên xảy ra tình trạng làm giả. Nguyên nhân một phần xuất phát từ cơ chế quản lý nhập vàng nguyên liệu quá chặt của cơ quan chức năng, khiến một phần vàng nguyên liệu có cơ hội nhập lậu vào Việt Nam để rồi dập thành vàng giả.
Vị Phó chủ tịch hiệp hội vàng cho rằng, nếu cơ quan chức năng cho phép doanh nghiệp tự chủ động hơn trong việc điều tiết nhập vàng theo nhu cầu của thị trường, (tất cả đều được kiểm chứng qua hóa đơn, chứng từ) thì rất khó để một bộ phận xấu nhập vàng nguyên liệu qua đường tiểu ngạch và làm giả để trục lợi.
Theo VnExpress
> Đổ xô đi bán vàng bất chấp mưa / Giá vàng vượt 29 triệu đồng
Ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn cho biết, chiều 25/8, một số tiệm vàng ở khu vực quận Tân Bình xuất hiện những miếng vàng SJC loại một lượng bị mài mòn, không đúng trọng lượng tiêu chuẩn; hoặc bị làm nhái (cả về bao bì), không đúng chất lượng vàng miếng SJC.
Đến sáng 26/8, một số hiệu kim hoàn tại quận 5 và huyện Hóc Môn cũng phát hiện những miếng vàng một lượng nhái hiệu SJC do người dân mang đi bán. Tính đến thời điểm này, có khoảng 50-60 lượng vàng giả hiệu SJC đã được phát hiện trên thị trường.
“Hiện Công ty SJC đang phối hợp với các cơ quan chức năng để truy tìm, phát hiện nguồn gốc các loại vàng bào, vàng nhái trên”, ông Long nói.
Tổng giám đốc khuyến cáo, khi mua hoặc bán vàng, người dân cần lấy hóa đơn đầy đủ. Trong trường hợp nếu có nghi ngờ về sản phẩm vàng miếng đang cất giữ, có thể nhờ đến các đại lý SJC thẩm tra và kiểm định.
Theo ông Đỗ Công Chính, Phó tổng giám đốc công ty SJC, vàng miếng loại một lượng được làm giả khá tinh vi, bao bì nhựa rất giống vàng miếng thật nên người tiêu dùng khó có thể nhận ra đó là vàng giả. Loại này làm từ nguyên liệu vàng 9,5- 9,7 tuổi. Do vậy, nếu so với vàng 10 tuổi của SJC thì mỗi miếng vàng một lượng, người mua sẽ bị thiệt hơn 1,4 triệu đồng tính theo giá vàng chiều nay (29,05 triệu).
"Còn đối với loại vàng SJC thật nhưng bị bào 4 cạnh, trọng lượng thiếu 2-3 phân (khoảng 0,7-1,2 gram)", ông Chính nói.
|
Vàng giả (bên trái) và vàng thật mặt khắc chữ số. Ảnh: PV |
Vị Phó tổng giám đốc này cho biết, để phát hiện vàng giả bằng mắt thường, người mua có thể căn cứ vào những đặc điểm như vàng nhái có nét chữ và nét biểu tượng rồng nhòe và lớn hơn vàng thật; chữ số “37,5 gram” có số 3 gần giống số 8, số “37,5 gram” chạm hẳn vào dấu “nặng” của chữ “bạc”; số 999.9 đụng chữ “G” của chữ “Rồng vàng”....
Ông Huỳnh Trung Khánh, Cố vấn cấp cao Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam, Phó chủ tịch hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cũng tỏ ra lo ngại trước hiện tượng này. "Vàng giả, vàng nhái cần được cơ quan chức năng xử lý ngay. Nếu để lâu dài không những ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu vàng của một doanh nghiệp lớn, (chiếm 80% thị phần cả nước) mà còn gây thiệt hại cho người dân mua vàng cũng như gây rối loạn thị trường vàng", ông Khánh nhấn mạnh.
Theo ông Khánh, từ khi thương hiệu vàng miếng SJC xuất hiện thì đây là trường hợp đầu tiên xảy ra tình trạng làm giả. Nguyên nhân một phần xuất phát từ cơ chế quản lý nhập vàng nguyên liệu quá chặt của cơ quan chức năng, khiến một phần vàng nguyên liệu có cơ hội nhập lậu vào Việt Nam để rồi dập thành vàng giả.
Vị Phó chủ tịch hiệp hội vàng cho rằng, nếu cơ quan chức năng cho phép doanh nghiệp tự chủ động hơn trong việc điều tiết nhập vàng theo nhu cầu của thị trường, (tất cả đều được kiểm chứng qua hóa đơn, chứng từ) thì rất khó để một bộ phận xấu nhập vàng nguyên liệu qua đường tiểu ngạch và làm giả để trục lợi.
Theo VnExpress