Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 567/QĐ – TTG phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, theo đó toàn bộ lò gạch thủ công trên cả nước phải thực hiện xóa bỏ từ cuối năm 2010 để chuyển sang công nghệ không nung.
Tuy nhiên theo một chủ lò gạch tại phường An Hòa, TP Biên Hoà thì việc di dời toàn bộ lò gạch cần chi phí cao, thiếu nguồn nhân công tại vị trí mới, tăng chi phí vận chuyển nguyên liệu. Vì vậy mà đến nay, ngoài 2 lò gạch tự ngưng sản xuất thì 21 lò gạch còn lại vẫn ngày đêm hoạt động với công suất 18 ngàn viên gạch/1 lò/ 1 ngày.
Khói tỏa ra từ các lò nung gạch gây ô nhiễm không khí trong khu đô thị. |
Theo ghi nhận, tại phường An Hòa, mỗi ngày các lò gạch thủ công vẫn ngang nhiên hoạt động với hàng chục xe ben chở đất ra vào gây mất an toàn giao thông. Chưa hết, các lò gạch này thi nhau đốt để nung gạch gây khói mù mịt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân xung quanh.
Xe ben chở đất vương vãi, bụi bặm gây mất ATGT |
Ông Phạm Văn Màu, cán bộ UBND phường An Hòa cho hay, để tiết kiệm, các lò gạch đã dùng nguồn phế liệu công nghiệp như: vải vụn, nilon vụn, nhựa phế thải, vải simily để làm chất đốt. Khói thải từ nguồn nguyên liệu hoá chất làm tăng mức độ nguy hiểm đối với sức khoẻ con người.
Nhiều lò gạch dùng chất thải công nghiệp làm chất đốt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân. |
Tuy nhiên, cũng theo ông Màu thì những biện pháp nêu trên là chưa đủ cứng rắn để giải quyết triệt để vấn đề này. “Tới đây, UBND xã sẽ kiến nghị thu hồi giấy phép đối với những cơ sở dùng chất thải công nghiệp để đốt lò” - ông Màu cho biết thêm.