3 quy tắc vàng trong ăn uống cho người tiểu đường bị biến chứng tim mạch

0:00 / 0:00
0:00
Với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng và là một phần không thể tách rời trong điều trị. Một chế độ ăn đủ cả về lượng và chất sẽ giúp họ ổn định đường huyết, huyết áp, giảm cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch.

Dưới đây là 3 quy tắc vàng trong ăn uống rất hữu ích với tất cả các giai đoạn tiến triển của bệnh tiểu đường, đặc biệt ở những người đã bị biến chứng tim mạch.

 

Quy tắc 1: Tăng cường các thực phẩm chống viêm, chống oxy hóa

Quá trình stress oxy hóa và viêm mạn tính xảy ra khi đường huyết tăng cao hoặc không ổn định là nguyên nhân gây ra biến chứng tim mạch ở người tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ để tránh tổn hại lớp lót trong thành mạch.

Bạn có thể tham khảo theo chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc chế độ ăn DAS (ngăn ngừa cao huyết áp). Chế độ ăn này bao gồm: Các loại ngũ cốc nguyên hạt; Rau quả, trái cây; Sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo; Thịt nạc, thịt gia cầm và cá, cùng với các loại hạt, đậu đỗ; Dầu thực vật.

 

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm gây viêm như đồ ăn chiên rán, mỡ da, nội tạng động vật, nước ngọt có ga.

Quy tắc 2: Kiểm soát khẩu phần ăn trong mỗi bữa ăn

Làm tốt điều này sẽ giúp người tiểu đường có biến chứng tim không ăn quá nhiều tinh bột, muối, chất béo xấu mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng cân đo được lượng thực phẩm chính xác. Những cách đơn giản sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn dễ dàng hơn:

Kiểm soát bằng đĩa thức ăn

Bạn chỉ cần sử dụng một đĩa thức ăn tròn, đường kính 25cm sau đó chia thành 4 phần: 2 phần cho rau xanh + 1 phần cho tinh bột (cơm, bún, miến) + 1 phần cho chất đạm (thịt, cá…).

Cuối cùng, bạn có thể thêm một lượng nhỏ chất béo tốt từ dầu oliu, quả bơ… để tăng sự ngon miệng cho bữa ăn.

Kiểm soát bằng bàn tay

Đây cũng là một cách giúp người bệnh tiểu đường đong đếm số lượng thực phẩm tốt hơn, đặc biệt khi chế biến thức ăn. Cụ thể:

Lượng rau xanh: Bằng 2 bàn tay chụm lại.

Lượng trái cây và chất đường bột: Bằng 1 nắm tay. Các loại trái cây nhiều đường như mít, xoài, sầu riêng, nhãn, vải… chỉ nên ăn lượng nhỏ hơn 1 nắm tay và nên ăn cách xa bữa ăn 2 giờ hoặc ăn vào các bữa ăn phụ.

Chất đạm (thịt, cá): Rộng bằng lòng bàn tay và dày không quá ngón tay út.

Chất béo chỉ nên ăn các loại chất béo từ thực vật, với lượng tương đương với một đốt ngón cái (chừng 1 muỗng cà phê/bữa).

 
Kiểm soát lượng muối

Ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim khiến biến chứng tim mạch trở nặng, lượng muối natri tối đa chỉ nên là 1,5g mỗi ngày. Để giảm tối đa lượng muối trong thực phẩm, bạn không thêm mắm, muối khi nấu ăn; Không nên sử dụng mì chính (vì mì chính thực chất cũng là “muối” natri);  Không chấm gia vị khi ăn đồ luộc, hấp; Không ăn dưa, cà muối hay thức ăn chế biến sẵn vì trong đó chứa nhiều muối natri.

Quy tắc 3: Không kiêng quá mức nhưng cần ăn uống khoa học

Hiện nay rất nhiều người bệnh tiểu đường ăn kiêng quá mức, điều này chưa hẳn đã đúng. Theo ThS.BS Nguyễn Huy Cường, chế độ ăn cho người tiểu đường hiện nay phải được “cá thể hóa”. Mỗi người bệnh tiểu đường dù đã biến chứng hay chưa đều cần phối hợp với bác sĩ để tự xây dựng một chế độ ăn phù hợp thỏa mãn 5 yếu tố:

(1)       Chế độ ăn không làm tăng đường máu nhiều sau khi ăn.

(2)       Không ăn kiêng quá mức gây hạ đường huyết lúc đói.

(3)       Chế độ ăn cần giúp duy trì cân nặng ở mức lý tưởng.

(4)       Không tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội khác phát triển.

(5)       Chế độ ăn đơn giản, dễ áp dụng và không tốn kém.

Tốt nhất, nên theo dõi đường huyết sau ăn bằng máy đo đường huyết cá nhân. Nếu thấy đường huyết sau ăn 1 - 2h không vượt quá 10mmol/L thì chế độ ăn đó đã phù hợp. Bạn nên theo chế độ ăn chống viêm để ngăn ngừa các bệnh cơ hội của tiểu đường như tăng huyết áp, mỡ máu, gout…

Ngoài chế độ ăn uống, thì người bệnh tiểu đường đã biến chứng tim mạch được các chuyên gia khuyên dùng các sản phẩm hỗ trợ dành cho biến chứng tiều đường để hỗ trợ hạ đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh.

(Tham vấn chuyên môn Ths.Bs. Nguyễn Huy Cường  - Nguyên trưởng khoa Nội tiết ĐTĐ, Bệnh viện Nội tiết Trung ương)

TPBVSK Hộ Tạng Đường hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh ở người đái tháo đường.

 
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh và không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Đọc thêm