Ai làm chủ ngành bán lẻ Việt Nam?

Theo dự báo của các chuyên  gia, nếu khả năng “tự vệ” của các doanh nghiệp (DN) trong nước không đủ mạnh thì không lâu nữa, ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam sẽ do các DN nước ngoài cầm trịch. 

Theo dự báo của các chuyên  gia, nếu khả năng “tự vệ” của các doanh nghiệp (DN) trong nước không đủ mạnh thì không lâu nữa, ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam sẽ do các DN nước ngoài cầm trịch. 

Metro - An Phú (quận 2, TP.HCM) - nơi mua sắm quen thuộc   của người dân thành phố.
Metro - An Phú (quận 2, TP.HCM) - nơi mua sắm quen thuộc của người dân thành phố.

Theo Sở Công Thương TP.HCM, doanh thu bán lẻ của TP.HCM trong năm 2012 đạt khoảng 540.000 tỷ đồng. Loại trừ  yếu tố lạm phát, doanh thu bán lẻ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (tăng 7,2% ), điều này cho thấy sự tăng trưởng khá tốt về sức mua của người dân, đây cũng là sức hút mạnh đối với các nhà kinh doanh bán lẻ trong và ngoài nước.

Theo giới kinh doanh, trong suốt năm 2012, khách thuê tại các cửa hàng mặt tiền đường và các chợ truyền thống giảm mạnh, nguyên do là “thu không đủ chi”, nhưng khách thuê tại các trung tâm bán lẻ hiện đại lại tăng.

Công ty nghiên cứu về bất động sản CBRE Việt Nam cho biết, trong quý IV/2012, diện tích thực thuê trên thị trường bán lẻ tại TP.HCM là 57.71m2, tăng gần 4  lần so  với quý trước. Diện tích cho thuê tăng vượt trội là do hai trung tâm thương mại (TTTM) là Vincom Center A (quận 1) và Pandora City (quận Tân Phú) với 78.000m2 tổng diện tích sàn đi vào hoạt động. Vincom Center A chào thuê tầng trệt và tầng 1 mức giá 135 USD/m2/tháng, cao hơn mức giá trung bình của các TTTM (122,7USD/m2/tháng).  Tại  Parkson Hùng Hùng, nhờ thay đổi mặt bằng sàn,  TTTM này đã đón nhận thêm những khách thuê tên tuổi mới như Mango, Mo&Co, DFML, JS. From.

Các nhãn hàng danh tiếng như Hugo Boss, Banma Republic, Hermes, Sisley, Payless hiện đã có cửa hàng kinh doanh. Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh cũng đang tìm cách mở rộng thị trường ở thành phố. Cụ thể trong năm 2013, Subway công bố mở thêm 10 cửa hàng, Burger King mở 5 cửa hàng, Lotteria và KFC mở thêm 200 cửa hàng, Starbucks, McDonald và 7-Sleven cũng sẽ vào Việt Nam. Các thương hiệu bán lẻ nước ngoài lớn như Takashimaya và AEON (Nhật Bản), VivoCity (Mappletree, Singapore) cũng đã lên kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam, nơi đặt chân bắt đầu là TP.HCM.

Tháng 3/2012, tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản mở trụ sở tại TP.HCM, hiện nay Aeon hiện đang dự định xây dựng 7 trung tâm mua sắm, trong đó Trung tâm mua sắm Aeon-Tân Phú Celadon dự kiến hoàn thành vào năm 2014 với 109 triệu USD vốn đầu tư. Tập đoàn E-mart (Hàn Quốc) đang hợp tác với Investment Corporation mở hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam với 80 triệu USD đầu tư ban đầu. Đến năm 2020, E-Mart Việt Nam sẽ thiết lập hệ thống chuỗi 52 siêu thị, cửa hàng với 1 tỷ USD tiền đầu tư, trong đó tập trung tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Ông Nguyễn Nguyên Thái - Phó Giám đốc Bộ phận tư vấn đầu tư của Công ty CBRE Việt Nam - đánh giá, mặc dù thị trường bất động sản đang trong giai đoạn nguội lạnh nhưng lĩnh vực bán lẻ vẫn có tốc độ phát triển nhanh.

Các ngành hàng như ăn uống, các mặt hàng thiết yếu đến đời sống người dân, hàng tiêu dùng nhanh và giải trí sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong năm tới. Ngoài các tên tuổi lớn đã bám rễ sâu ở thị trường TP.HCM như Big C, Metro Cash & Carry, hiện còn có khoảng 20 nhà bán lẻ nước ngoài khác như Saiyu (Nhật Bản), Dairy Farm (Hồng Kông)… đang làm ăn ở TP.HCM và không ngừng bỏ vốn đầu tư mở rộng mạng lưới bán lẻ. Với sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp  nước ngoài như hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước không chuyển đổi tình thế sẽ mất dần cơ hội làm chủ của mình ngay trên sân nhà.                    

Mị Na

Đọc thêm