Ẩm thực Việt Nam sẽ là bếp ăn của thế giới?

(PLVN) - “Việt Nam nên là bếp của thế giới”- câu nói của chuyên gia Marketing nổi tiếng thế giới Phiip Kotler tại buổi hội thảo “Marketing mới cho thời đại mới” ngày 17/8/2007 trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên đã cho thấy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, cần tập trung đầu tư, khai thác, phất triển nhằm quảng bá hình ảnh đất nước nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng.
Ẩm thực Việt Nam sẽ là bếp ăn của thế giới?

Sáng 20/10/2020, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nghề chế biến món ăn trong khuôn khổ các sự kiện của VITM Hà Nội 2020. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Vụ Xã hội - Ban Kinh tế Trung ương, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hội Đầu bếp Việt Nam.

Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam: "Người đầu bếp, vì họ là những người làm nên những tác phẩm chinh phục thế giới".
Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam: "Người đầu bếp, vì họ là những người làm nên những tác phẩm chinh phục thế giới". 

Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam chia sẻ: "Đối với Du lịch Việt Nam, có nhiều thứ hay nhưng một thứ hấp dẫn chưa được khai thác nhiều là ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam đã có dấu ấn, được nhiều báo chí thế giới ca ngợi. Vấn đề là phát triển như thế nào để truyền tải nhanh nhất giá trị của ẩm thực Việt Nam với thế giới. Đầu bếp là nghề đặc biệt. Sau nhiều năm, nghề đầu bếp dần dần được đánh giá cao, thậm chí là nghề tiêu biểu, đầu bếp giỏi được nhiều khách sạn tranh nhau mời về. Những người làm du lịch luôn trăn trở để nâng cao hơn nữa vai trò của người đầu bếp, vì họ là những người làm nên những tác phẩm chinh phục thế giới".

Các vị đại biểu đánh giá cao nghề đầu bếp.
Các vị đại biểu đánh giá cao nghề đầu bếp.

Bà Lê Mai Thanh – Phó chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam cho hay, sự phát triển của hệ thống lưu trú du lịch thời gian qua kéo theo sự tăng trưởng, phát triển của nhà hàng ăn uống trong các cơ sở lưu trú du lịch. Ẩm thực có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch, đóng góp quan trọng cho doanh thu của các cơ sở lưu trú (chiếm 30%). Đội ngũ đầu bếp hiện nay tại Việt Nam ngày càng đông đảo, ước khoảng 30.000 người (trong các khách sạn từ 2 sao trở lên).

Còn theo kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Trịnh Xuân Dũng: “Các nhà kinh tế đã tổng kết khi GDP tăng 1% thì doanh thu của ngành dịch vụ phục vụ món ăn và đồ uống tăng thêm 1,5%. 

Các đầu bếp hy vọng sẽ đưa Việt Nam trở thành "Bếp ăn thế giới".
Các đầu bếp hy vọng sẽ đưa Việt Nam trở thành "Bếp ăn thế giới".

Để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tại các nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch ở bên ngoài, cơ sở lưu trú du lịch, Luật Du lịch 2005 và Luật Du lịch 2017 đã quy định về việc cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho các nhà hàng theo hình thức tự nguyện đăng ký để được xem xét cấp biển.

Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có một số nhà hàng ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng… đã tham gia đăng ký và được cấp biển hiệu, và đây cũng là số ít các nhà hàng ăn uống có đội ngũ đầu bếp cho năng lực, trình độ cho thể chế biến các món ăn đồ uống đa dạng, phong phú, có chất lượng tốt và hợp khẩu vị của khách. Còn lại phần lớn tại các nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch (ở bên ngoài cơ sở lưu trú du lịch) thì trình độ năng lực tay nghề của đội ngũ đầu bếp còn hạn chế.  

Đó là lý do mà Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hội Đầu bếp Việt Nam thực hiện xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến món ăn, nhằm đưa hoạt động của các đầu bếp lên chuyên nghiệp, có quy chuẩn về tay nghề, nâng cao đạo đức nghề nghiệp.

Bộ tiêu chí cho đầu bếp Việt phân rõ tiêu chí thành 7 cấp bậc, trong đó có mỗi cấp bậc có quy định cụ thể về yêu cầu công việc, sự hiểu biết về nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp... Một trong những tiêu chí được lưu ý là các đầu bếp cần biết ngoại ngữ để có thể giao tiếp cơ bản với khách hàng. 

Việc xây dựng bộ tiêu chí cho đầu bếp Việt Nam với những tiêu chuẩn rõ ràng hơn trong kỹ thuật chế biến món ăn là việc rất cần thiết để phát triển ẩm thực Việt Nam một cách chuyên nghiệp, hướng tới đưa Việt Nam trở thành "Bếp ăn thế giới".