Động thái này diễn ra sau sự gia tăng người di cư qua eo biển Manche trên những chiếc thuyền nhỏ và những lo ngại rằng hệ thống nhập cư và tị nạn của Anh “không phù hợp với mục đích” với những nỗ lực đưa người nộp đơn xin tị nạn trở lại các quốc gia EU khác.
Khuôn khổ pháp lý mới hậu Brexit này sẽ thay thế Thỏa thuận Dublin, theo đó quốc gia EU là điểm đến đầu tiên của một người xin tị nạn vào EU chịu trách nhiệm xem xét yêu cầu của họ. Vì vậy, khi Vương quốc Anh rời EU, nếu một người xin tị nạn vào Anh sau khi nhập cảnh EU thì Anh sẽ không trao trả họ cho quốc gia EU đầu tiên họ nhập cảnh (thường là trái phép).
Việc mở rộng các quy định tương tự đối với những người di cư nhập cảnh trái phép vào Vương quốc Anh từ các quốc gia không thuộc EU cũng đang được bàn đến khi chưa có quyết định cuối cùng về đề xuất có tính "rung chuyển" của Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel.
Bộ trưởng Nội vụ Anh vẫn đang xem xét các lựa chọn cho một quốc gia thứ ba nơi những người xin tị nạn có thể ở lại trong khi đơn của họ được xử lý.
Các biện pháp này có khả năng là một phần của “dự luật biên giới công bằng” do bà Patel đề xuất - có thể được xem xét sớm nhất là vào Chủ nhật này (ngày 4/10) khi Bộ trưởng Nội vụ trình bày bài phát biểu quan trọng của mình trước Nghị viện Anh.
Dự luật cũng dự kiến sẽ bao gồm các kế hoạch ngăn chặn những người rút ra quy trình xin tị nạn bằng cách yêu cầu họ tuyên bố căn cứ về tình trạng tị nạn khi họ nộp đơn, thay vì có thể đưa ra lý do mới sau đó.
Bà Patel được cho là đã nói trong một hội nghị trực tuyến sáu tuần trước rằng hệ thống tị nạn đã “bị phá vỡ”.
Bộ trưởng Nhập cư Chris Philp đã báo hiệu những thay đổi khi được hỏi tại Nghị viện rằng liệu dự luật mới sẽ “có các điều khoản mà những người nhập cảnh vào Vương quốc Anh bất hợp pháp sau đó không thể xin ở lại đất nước này”. Chính ông nói rằng hệ thống thực thi quyền tị nạn và nhập cư "không phù hợp với mục đích".