Bãi thải, “bom” nổ chậm

 

Vụ trưởng Chính sách-Pháp chế, Tổng cục Địa chất  Khoáng sản Việt Nam Lê Ái Thụ (ảnh bên) trao đổi với PV xung quanh công tác quản lý, chấp hành pháp luật về khoáng sản nói chung và vụ sạt lở ở Phấn Mễ nói riêng.
 

Vụ trưởng Chính sách-Pháp chế, Tổng cục Địa chất  Khoáng sản Việt Nam Lê Ái Thụ trao đổi xung quanh công tác quản lý, chấp hành pháp luật về khoáng sản nói chung và vụ sạt lở ở Phấn Mễ nói riêng. 

ông Lê Ái Thu
ông Lê Ái Thu
Chúng ta đã tạo được khung khổ pháp lý trong lĩnh vực khoáng sản nhưng vì sao hoạt động khai thác vẫn còn lộn xộn? 
- Luật Khoáng sản 1996 và 2005  vẫn có bất nhiều bất cập. Luật 2005 phân cấp mạnh cho địa phương, trong khi trình độ và năng lực quản lý của cán bộ ở địa phương không cao nên không thể theo kịp được tình hình. Thậm chí có nơi, Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở TN&MT cũng không thực sự am hiểu hết lĩnh vực này. Kế đó, Luật 2005 còn quy định, các mỏ quặng nằm ngoài quy hoạch  thì cấp tỉnh được cấp phép thăm dò, khai thác, trong khi diện tích nằm trong quy hoạch chỉ chiếm một phần nhỏ so với phần ngoài quy hoạch. 
Luật một mặt quy định, cấp phép phải căn cứ vào trữ lượng (đã qua thăm dò) nhưng mặt khác lại quy định được cấp phép ngoài quy hoạch (không cần thăm dò) - điều này là rất mâu thuẫn.  Tuy nhiên, Luật Khoáng sản 2010 đã khắc phục được vấn đề này. Cụ thể, vẫn phân cấp cho địa phương nhưng luật mới quy định Bộ TN&MT khoanh định khu vực khoáng sản phân tán nhỏ le  giao cho chính quyền địa phương quản lý, cấp phép. So với trước, quy định  này tăng cường vai trò giám sát của cấp TƯ, hạn chế được việc cấp phép tràn lan ở các địa phương mà trong đó có thể có những giấy phép do tiêu cực mà có. 
Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai khoáng là bắt buộc, nhưng có nơi làm rất hình thức và chiếu lệ? 
Luật năm 1996 đã quy định vấn đề ký quỹ bảo vệ môi trường, nhưng trên thực tế, nhiều DN cố tình không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, nguyên nhân một phần do quy định chưa đồng bộ.  Nhiều DN chỉ coi trọng đến sản lượng khai thác chứ ít quan tâm một cách thực sự đến những hệ lụy do hoạt động của họ gây ra với môi trường. Mặt khác, do nhiều chính quyền cơ sở làm việc chưa hêt trách nhiệm cộng với sự vô trách nhiệm của DN khiến môi trường cành thêm ảnh hưởng.
Liệu có mối liên hệ nào giữa thực trạng mà ông vừa chỉ ra với vụ tai nạn nghiêm trong mới đây ở mỏ than Phấn Mễ(Thái Nguyên), thưa ông? 
Rõ ràng là có trách nhiệm của chính quyền và DN trong vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ. Tôi từng đi qua một số bãi thải than ở Quảng Ninh, Phấn Mễ (Thái Nguyên), và tôi chưa bao giờ cảm thấy an tâm trước những núi đất đá cao vút đó, bởi các bãi thải này như những “quả bom” nổ chậm ngay sát nhà dân. Tôi thấy, chính quyền và DN ở Thái Nguyên quá coi thường tính mạng người dân. Về nguyên tắc, muốn đổ thải thì phải có thiết kế bãi thải trên cơ sở xem xét độ ổn định của mặt bằng để quyết định chiều cao bãi thải, sau đó trình ngành Công thương xem xét, phê duyệt.
Cảm ơn ông!  
Tuấn Anh (thực hiện)

Đọc thêm