Ban hành “Chương trình trọng tâm công tác CCTP giai đoạn 2012 – 2016”

Để thực hiện Chương trình trên và các nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp của ngành Tư pháp, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã ban hành “Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2012 – 2016” với 7 định hướng chung, đồng thời xác định cụ thể các nhiệm vụ, đề án trọng tâm giai đoạn 2012 – 2016.

Ngày 28/12/2011, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương ban hành Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2011 – 2016 trong đó Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp được giao nhiều nhiệm vụ, đề án liên quan đến lĩnh vực cải cách tư pháp của ngành Tư pháp. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại một phiên  họp của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại một phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương

Để thực hiện Chương trình trên và các nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp của ngành Tư pháp, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã ban hành “Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2012 – 2016” với 7 định hướng chung, đồng thời xác định cụ thể các nhiệm vụ, đề án trọng tâm giai đoạn 2012 – 2016.

Theo đó, để hoàn thiện chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp, ngành Tư pháp tập trung giúp Chính phủ hoàn thành tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 theo Kế hoạch tổng kết của Chính phủ; nghiên cứu, đề xuất các nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992 liên quan đến xây dựng nhà nước pháp quyền, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế xử lý vi phạm Hiến pháp.

Ngành Tư pháp cũng tập trung bám sát Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII khẩn trương hoàn thành đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng xây dựng các dự án luật, pháp lệnh được Chính phủ, Quốc hội giao liên quan trực tiếp đến lĩnh vực cải cách tư pháp.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện chính sách hình sự đáp ứng yêu cầu là công cụ sắc bén để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo vệ có hiệu quả các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo vệ và thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường, phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới, tạo môi trường sống lành mạnh cho người dân.

Trong định hướng chung về hoàn thiện chính sách pháp luật đáp ứng mục tiêu cải cách tư pháp, ngành Tư pháp cũng xác định bổ sung, hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong quan hệ dân sự, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh. Tiếp tục đổi mới thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thi hành án nhằm cải cách mạnh mẽ về thủ tục, trình tự thi hành án, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác thi hành án, cơ chế xử lý khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án.

Các định hướng chung khác được Chương trình xác định là: hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp; kiện toàn tổ chức và hoạt động của luật sư, trợ giúp pháp lý, công chứng, giám định; xây dựng đội ngũ cán bộ và đào tạo cán bộ của ngành; về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp; đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động tư pháp; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Bộ, ngành trong việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp.

Về một số nhiệm vụ, đề án trọng tâm giai đoạn 2012 – 2016, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ, đề án được giao liên quan đến cải cách tư pháp được xác định tại các văn bản đã ban hành trước đó cũng như được đề cập tại Chương trình này.

Lan Phương

Đọc thêm