Bản tin số 20: Nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số

(PLVN) - Bản tin trưa 14/10 có những nội dung chính đáng chú ý: Thẩm định Chương trình khung đào tạo nghề luật sư theo hệ thống tín chỉ; Nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số... và một số tin tức khác.

Thẩm định Chương trình khung đào tạo nghề luật sư theo hệ thống tín chỉ Nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số Hoàn thiện Nghị quyết về học phí, phương án mua SGK cho học sinh mượn Đề nghị thành lập Đoàn thanh tra làm rõ một số nội dung Dự án QBSC tại Quảng Bình Hưng Yên tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân Tin 1: Sáng 13/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã chủ trì Hội đồng thẩm định Chương trình khung đào tạo nghề luật sư theo hệ thống tín chỉ. Tham dự Hội đồng thẩm định có bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Ủy viên phản biện 1; ông Lê Cao Long, Ủy ban đào tạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ủy viên phản biện 2; ông Nguyễn Đỗ Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy viên; ông Nguyễn Xuân Thu Giám đốc Học viện Tư pháp, Ủy viên. Báo cáo tại Hội đồng, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Minh Hằng cho biết, Chương trình khung đào tạo nghề luật sư theo hệ thống tín chỉ được Học viện Tư pháp xây dựng nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng; có kiến thức, kỹ năng hành nghề trong các lĩnh vực tranh tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án và cung cấp dịch vụ pháp lý khác; có phẩm chất đạo đức và ứng xử nghề nghiệp; tạo nền tảng căn bản cho sự phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt của người học góp phần phát triển đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cải cách tư pháp, cách mạng Công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Để chương trình đào tạo được triển khai một cách hiệu quả, Học viện Tư pháp sẽ tiếp tục áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Các phương pháp giảng dạy tích cực được tiếp tục áp dụng như Thuyết giảng; giảng dạy dựa trên vấn đề; giảng dạy thông qua tình huống; giảng dạy theo kiểu truy vấn; phương pháp học trải nghiệm… Bên cạnh phương pháp giảng dạy tích cực, các kỹ thuật hỗ trợ như làm việc nhóm, đàm thoại, đóng vai, động não, thuyết trình nhóm....sẽ được áp dụng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp giảng dạy. Sau khi lắng nghe ý kiến của Hội đồng, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng đánh giá cao cách làm, phương pháp xây dựng Chương trình, trong đó chú trọng hoạt động khảo sát thực tiễn hành nghề luật sư cũng như thực tiễn đào tạo tại Học viện Tư pháp và một số cơ sở đào tạo khác. Nội dung khung Chương trình đào tạo đầy đủ nội dung cấu thành theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính liên thông, cơ bản phù hợp với yêu cầu hành nghề của luật sư. Dự thảo Chương trình đã cập nhật những nội dung cần thiết đối với luật sư, khắc phục những điểm hạn chế, bất cập trên thực tiễn; thiết kế hệ thống tính tín chỉ đảm bảo tính chủ động cho học viên, đảm bảo tính liên thông giữa các chương trình đào tạo. Thứ trưởng đề nghị tiếp tục rà soát, xác định chính xác mục tiêu đào tạo phù hợp với yêu cầu hành nghề luật sư trong những năm đầu sau khi được cấp chứng chỉ, giấy phép hành nghề; xác định cụ thể, chính xác chuẩn đầu ra xây dựng Chương trình về kiến thức, kỹ năng. Thứ trưởng Phan Chí Hiếu yêu cầu bổ sung thêm nội dung xác định rõ điều kiện tốt nghiệp khoá học; lưu ý cách tính tín chỉ cụ thể, rõ ràng hơn; bổ sung hoàn chỉnh thêm mục tiêu đào tạo; điều kiện tốt nghiệp và chứng chỉ được cấp; chỉnh lý một số nội dung để tạo cơ sở ban đầu đảm bảo tính liên thông với các Chương trình đào tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực luật sư với các nghề tư pháp khác. Tin 2: Trong 02 ngày từ 11-12/10/2022, tại tỉnh Hòa Bình, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã tổ chức Lớp tập huấn thử nghiệm hướng dẫn sử dụng Sổ tay pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ trì Lớp tập huấn thử nghiệm có ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và bà Đỗ Thúy Vân - Cán bộ Dự án chương trình phát triển liên hợp quốc UNDP tại Việt Nam. Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Hồng Hải cho biết, hoạt động tập huấn thử nghiệm có mục tiêu lấy ý kiến hoàn thiện Sổ tay pháp luật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ địa phương, tổ chức liên quan về nâng cao nhận thức và tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm cho phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Bà Đỗ Thúy Vân cho biết, đại dịch Covid-19 có tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với các cộng đồng nhóm yếu thế, trong đó có phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới đạt được mục tiêu về xóa nghèo, xóa đói – 2 trong 17 mục tiêu về phát triển bền vững của Liên Hợp quốc đến năm 2030, việc hỗ trợ phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận tín dụng để vay vốn phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo là thực sự cần thiết để bảo đảm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Hoạt động của Lớp tập huấn thử nghiệm này sẽ đóng góp vào kết quả của Dự án về nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về quyền và cách thức thực hiện các quyền phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam cho các nhóm đối tượng yếu thế. Thông qua Lớp tập huấn, các đại biểu và các giảng viên cùng trao đổi hai chiều về các kiến thức tổng quan và nâng cao về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, về dùng tài sản chung của vợ chồng, của hộ gia đình để bảo đảm và các lưu ý liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm; quy trình và các lựa chọn phù hợp để vay vốn tại ngân hàng. Ngoài ra, các giảng viên cũng đã đưa ra các bài tập tình huống giả định để các học viên trao đổi, thảo luận, làm rõ các vấn đề còn vướng mắc trong quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm. Tin 3: Ngày 13/10, Văn phòng Chính phủ có văn bản 327/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về học phí và sách giáo khoa. Sáng 12/10/2022, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp về học phí và sách giáo khoa. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, lãnh đạo các bộ, cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp và phối hợp với các cơ quan có liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023 và thống nhất phương án mua sách giáo khoa trang bị cho các thư viện trường học để học sinh mượn sử dụng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/10/2022./ Tin 4: Chiều tối ngày 13/10, ông Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, đang xin ý kiến Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh để giao Thanh tra tỉnh chủ trì thành lập Đoàn thanh tra để làm rõ một số nội dung trong quá trình thực hiện Dự án QBSC. Trên cơ sở kết quả thanh tra, UBND tỉnh sẽ xem xét, quyết toán để kết thúc Dự án theo quy định. Đồng thời UBND tỉnh cũng báo cáo, đề nghị Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương tiếp tục gia hạn thời gian hoạt động của Ban Quản lý Dự án QBSC để phục vụ công tác thanh tra, quyết toán Dự án. Được biết, Dự án QBSC cung cấp điện cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới của Quảng Bình được khởi động từ năm 2010. Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua hiệp định vốn vay ODA giữa hai Chính phủ với số vốn 12 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 1,783 triệu USD. Đơn vị Dohwa đô wow và nhà thầu KT Corpotation của Hàn Quốc trúng thầu xây dựng. Đến cuối năm 2019, dự án được đưa vào sử dụng. Khu vực triển khai dự án trải rộng trên địa bàn 8 xã của 4 huyện, với gần 1.300 hộ dân và 78 cơ quan, dịch vụ công được hưởng lợi. Hiện, nguyên nhân chưa quyết toán để kết thúc Dự án là do thiếu một số văn bản của Sở chuyên ngành. Tin 5 Xác định việc thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” là một trong những nhiệm vụ quan trọng, tỉnh Hưng Yên đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tỉnh Hưng Yên đã nghiên cứu, soạn thảo và ban hành kế hoạch thực hiện số 162/KH-UBND cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất. Theo kế hoạch, tỉnh tăng cường xây dựng, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, để người dân thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp ‘7và pháp luật. Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án tại Quyết định số 977/QĐ-TTg nghiên cứu rà soát, đề xuất chính sách, thể chế liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát huy vai trò của Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật. Bên cạnh đó là đầu tư nguồn lực công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân và các cơ quan, tổ chức. Riêng trong giai đoạn từ năm 2023 -2026, Sở Tư pháp tỉnh phối hợp cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện sẽ rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật. Giai đoạn từ 2023-2030, sẽ thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu và tuân theo pháp luật của người dân. Củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Kiện toàn và nâng cao đội ngũ nhân lực có kiến thức pháp luật, kỹ năng hỗ trợ thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp từng đối tượng. Kế hoạch nhằm cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ, giải pháp, để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” đã đề ra.

Đọc thêm