Bản tin trưa 19/12: Đưa công tác tư pháp đồng hành cùng đất nước và từng địa phương

(PLVN) - Bản tin trưa 19/12 gồm những tin tức đáng chú ý: Công tác thi hành án dân sự đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận; Hết thời địa phương “đẩy" các vụ tham nhũng, tiêu cực lên Trung ương giải quyết;... và những thông tin khác.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long: Đưa công tác tư pháp tiếp tục phát triển bền vững, đồng hành cùng đất nước và từng địa phương

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái: Công tác thi hành án dân sự đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Hết thời địa phương “đẩy" các vụ tham nhũng, tiêu cực lên Trung ương giải quyết

Lấy người dân, doanh nghiệp là động lực của chuyển đổi số

1. Năm 2022, toàn ngành Tư pháp đã đoàn kết, trách nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, đạt được nhiều kết quả tích cực để đồng hành cùng cả nước trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn lại một năm công tác để có những định hướng và giải pháp phù hợp trong triển khai nhiệm vụ của Bộ, ngành năm tới chính là những nội dung trong cuộc trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long với Báo Pháp luật Việt Nam. Tham gia chủ động, trách nhiệm trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và trong triển khai những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước. Năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp đã được thực hiện theo đúng phương châm của Chính phủ là “Đoàn kết, kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, bám sát các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp; đồng thời, chủ động, sáng tạo, phản ứng linh hoạt trước những diễn biến kinh tế - xã hội (KTXH) chung của đất nước cũng như của từng địa phương. Ngành Tư pháp sẽ tăng tốc trong năm 2023: Bộ trưởng Lê Thành Long: Trên cơ sở bám sát các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, năm 2023, toàn ngành Tư pháp xác định sẽ tập trung chủ động tham mưu thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; quán triệt và thể chế hóa, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Nhân dịp này, Bộ, ngành Tư pháp mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương để đưa công tác tư pháp tiếp tục phát triển bền vững, đóng góp tích cực và đồng hành cùng cả nước trong phục hồi, phát triển, bảo đảm các chỉ tiêu phát triển KTXH đã đề ra.

2. Năm vừa qua, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác THADS.

Năm 2022, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao, thích ứng an toàn, phục hồi phát triển của Chính phủ, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm của hệ thống THADS nên công tác THADS về cơ bản đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là vượt chỉ tiêu về việc và về tiền theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định giao chỉ tiêu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, số tiền thi hành xong đạt cao nhất từ trước đến nay. Các cơ quan THADS đã thi hành xong trên 539.000 việc tương ứng với trên 75 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 82,50% về việc và 45,42% về tiền, vượt chỉ tiêu được Quốc hội giao. Đây là kết quả cao nhất mà hệ thống THADS đạt được trong vòng 05 năm trở lại đây. Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế tiếp tục được tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực, được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, ghi nhận, cụ thể, đã thu hồi được gần 16.000 tỷ đồng, tăng hơn 11.000 tỷ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021. Cùng với đó, tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính. Triển khai kịp thời, hiệu quả dịch vụ tư pháp công trực tuyến thu, nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng Đề án “Biên lai điện tử thu tiền trong hoạt động THADS”. Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu THADS tích hợp với các cơ sở dữ liệu của ngành Tư pháp và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào tháng 6/2023. Tập trung nghiên cứu các giải pháp cải cách hành chính nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí trong quá trình THADS.

3.Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ thành công khi “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”. Nhưng thực tế, một thời gian dài, lại có tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Trước đây, trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực thường hay xuất hiện cụm từ “trên nóng, dưới lạnh”, nghĩa là, dù cho Trung ương đã rất rốt ráo, cương quyết thực hiện, nhưng ở địa phương vẫn “lặng im như tờ”, không có chuyển biến. Thậm chí, cụm từ này đã phải dùng rất nhiều lần, trong các cuộc họp về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Bởi, thực tế, có sự e dè, nể nang của các địa phương trong việc tự phát hiện những sai phạm của cán bộ, công chức. Báo cáo của nhiều cấp ủy địa phương về phòng chống tham nhũng thường có chung cụm từ “không phát hiện được vụ án tham nhũng nào ở địa phương”. Nhưng thực tế không phải như vậy. Cấp ủy, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực và Bí thư cấp ủy đồng thời là trưởng Ban Chỉ đạo… Ở địa phương nào thực hiện tốt, có kết quả, có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thì được khen thưởng, tôn vinh xứng đáng;

Ngược lại, địa phương nào làm không tốt, làm chiếu lệ, hình thức, thậm chí bao che cho nhau, thì xử lý kỷ luật thật nghiêm cấp ủy, nhất là bí thư cấp ủy.

4. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lẵng hoa chúc mừng. Cùng dự Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, lĩnh vực thông tin và truyền thông (TT&TT) có vị trí quan trọng và ngày càng cần thiết trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Truyền thông là phải đi đầu, là một trong những động lực truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong kỷ nguyên số,

Thủ tướng nhấn mạnh năm 2023, dự báo khó khăn, thách thức nhiều hơn so với năm 2022 và so với thời cơ thuận lợi, Bộ và ngành TT&TT cần chủ động, tích cực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn được giao; thể chế hóa quan điểm của Đảng về chuyển đổi số, trong đó có việc xây dựng chiến lược sản xuất chip; chung tay chuyển đổi số lành mạnh, an toàn, bình đẳng, người dân được tiếp cận chuyển đổi số bao trùm và toàn diện, được hưởng thụ thành quả chuyển đổi số. Thủ tướng cũng yêu cầu tiến hành phủ sóng toàn diện, bao trùm tới mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tất cả mọi người dân đều được hưởng dịch vụ viễn thông. Cùng với đó, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, chú trọng cập nhật, xử lý dữ liệu thường xuyên, liên tục, bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”; trong đó có dữ liệu đất đai, nhà ở...

Theo Thủ tướng, dữ liệu là tài nguyên đặc biệt, cần phải lưu trữ, chia sẻ, khai thác, sử dụng một cách an toàn, bảo mật, khoa học, hiệu quả, tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan, tạo nên các giá trị gia tăng, thông qua đó hỗ trợ chuyển đổi phương thức quản trị quốc gia.

Đọc thêm