Kể lại trước đó bộ phim “Căn hộ 69” bị xóa khỏi Youtube do nội dung phản cảm, trái với thuần phong mĩ tục Việt Nam hay chương trình “Những kẻ lắm lời” cũng bị xóa khỏi kênh Youtube bởi nội dung không phù hợp với văn hóa quốc gia. Nhưng điều đáng nói là phải khi bộ phim bị phát tán, hay talkshow lên đến tập thứ 22 mới bị xóa và bị xóa là sự phản ánh quá mạnh mẽ của cư dân mạng dành cho chương trình chứ không phải vì Youtube Việt Nam phát hiện ra sai phạm để mà xóa.
Hiện nay, các kênh hài trên youtube Việt Nam mọc lên “như nấm sau mưa” cũng không hề phân biệt được chương trình nào đã được cấp phép, chương trình nào chưa. Chỉ khác nhau về tên gọi, giờ phát sóng và thời lượng, còn lại hầu như các series hài hiện nay trên Youtube đều là “hài nhảm” – dựa trên những sự kiện “hot” của mạng xã hội biến tấu thành tiểu phẩm hài có phần hơi “dung tục” để mua vui cho cộng đồng mạng. Mặc dù hiện nay các series như Kem xôi TV, Mì Gõ, Phat TV đều nhận được đông đảo sự ủng hộ bởi tính thị hiếu mà nó mang lại nhưng nếu tiếng cười được tạo nên bởi những kịch bản thiếu chuyên nghiệp và đến từ những nhân vật không có sự đào tạo về chuyên môn thì sự tồn tại lâu dài cũng là một dấu chấm hỏi?.
Chưa dừng lại ở đó, mỗi tập trong series hài đó được lồng ghép rất nhiều quảng cáo đến từ các doanh nghiệp khác nhau. Một khi mà các kênh hài trên Youtube “mọc như nấm” và từng có nhiều kênh bị phát hiện chưa hề được cấp phép vậy liệu các quảng cáo đó có được thực hiện theo đúng luật chưa? Có chăng đã có hợp đồng với nhau rõ ràng hay mới chỉ dừng lại ở mức thỏa thuận để từ đấy dẫn đến nhiều doanh nghiệp được quảng cáo trên Youtube nhưng không phải đóng thuế do không có hợp đồng? Chưa kể có quảng cáo đi trái với thuần phong mĩ tục Việt Nam hay quảng bá hình ảnh văn hóa đồi trụy, hay quảng cáo game bạo lực… là điều mà ngày ngày chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp.
Đây có lẽ là câu hỏi cần có sự vào cuộc kiểm tra rõ ràng của cơ quan chức năng thì mới có thể có câu trả lời chính xác được. Sự chấn chỉnh trong thời gian tới dường như là việc làm cần thiết và cấp bách với kênh Youtube Việt Nam.