Bầu hòa giải viên để phát huy dân chủ ở cơ sở

Với quan điểm “Bầu hòa giải viên (HGV) là để phát huy dân chủ ở cơ sở và người dân được trực tiếp lựa chọn người có uy tín làm HGV ở cơ sở, cộng đồng”, đa số các ĐBQH đã đồng tình với phương án bầu HGV khi thảo luận về dự án Luật hòa giải ở cơ sở sáng nay.

[links()]Với quan điểm “Bầu hòa giải viên (HGV) là để phát huy dân chủ ở cơ sở và người dân được trực tiếp lựa chọn người có uy tín làm HGV ở cơ sở, cộng đồng”, đa số các ĐBQH đã đồng tình với phương án bầu HGV khi thảo luận về dự án Luật hòa giải ở cơ sở sáng nay.

Theo các ĐBQH, bầu HGV còn giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm và địa vị pháp lý của HGV. Thể hiện quan điểm không hành chính hóa và tăng cường xã hội hóa đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở phù hợp với tính chất tự nguyện, tự quyết và tự quản của nhân dân đối với hoạt động này. Đặc biệt, bầu HGV cũng là cơ sở, bằng chứng cụ thể để khẳng định uy tín của HGV ở địa bàn dân cư.

Trần Văn Tấn (Tiền Giang)
Đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang)

ĐB Trần Văn Tấn (tỉnh Tiền Giang) nhận thấy, “để đảm bảo qui định chặt chẽ, kết quả bầu cử khách quan cần bổ sung tỷ lệ đại diện hộ gia đình tham gia hội nghị là 50% hộ gia đình ở cơ sở”. Nhưng ĐB Lâm Lệ Hà (tỉnh Kiên Giang) lại cho rằng, như vậy chưa đủ để đảm bảo tính đại diện cho ý chí dân cư vì “nhiều cuộc họp không đủ 50% đại diện hộ gia đình tham gia” Vì thế, ĐB này kiến nghị, phải qui định “Người trong danh sách bầu hòa giải viên được 2/3 tổng người dự họp, chứ không phải chỉ trên 50% như dự thảo luật, đồng ý thì được đề nghị công nhận là HGV”.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Mạnh Cường (tỉnh Quảng Bình) lại đưa ra phương án có thể qui định “cứng” số đại diện các hộ gia đình ở cơ sở tham gia hội nghị bầu HGV theo số dân như dưới 100 hộ hoặc trên 100 hộ. Nếu không đủ số người tham gia dự thì có thể phát phiếu xin ý kiến. Trường hợp không thể tổ chức họp được có thể áp dụng phương án “lựa chọn để công nhận HGV”.

Với lý do các địa phương có những đặc thù, điều kiện riêng nên ĐB Nguyễn Thị Thu Hằng (tỉnh Nam Định) theo hướng “mở” cho địa phương được chọn giữ việc lựa chọn hoặc bầu HGV và kết quả đều do Chủ tịch UBND cấp xã xem xét công nhận. Đây là cũng ý kiến của một số ĐBQH đưa ra ngay từ khi cho ý kiến về dự thảo Luật này từ kỳ họp thứ 4.

Đa số ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng tán thành phương án bầu HGV vì thấy rằng, bầu HGV sẽ đảm bảo nguyên tắc cơ bản của hoạt động hòa giải ở cơ sở là tự nguyện, tự quản, tự quyết định, bảo đảm dân chủ và phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động này.

H.Giang

Đọc thêm