Bé 2 tuổi tử vong sau khi ăn socola giảm cân

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cảnh sát đã tạm giữ 34 nghi phạm trên khắp cả nước, liên quan đến việc bán thực phẩm và thuốc giảm cân có chất độc, được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của một bé gái 2 tuổi ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô.
Nhiều loại thuốc giảm cân có chứa sibutramine để ức chế sự thèm ăn. Ảnh: VCG
Nhiều loại thuốc giảm cân có chứa sibutramine để ức chế sự thèm ăn. Ảnh: VCG

Cô bé vô tình uống phải socola giảm cân của mẹ đã phải nhập viện để rửa ruột hồi tháng 3. Tuy nhiên, bé đã chết do suy hô hấp và suy tim vì dùng quá liều sibutramine, chất có trong thuốc giảm cân để ức chế sự thèm ăn.

Người thân của bé đã gọi điện báo cảnh sát. Khám nghiệm tử thi phát hiện chất sibutramine trong cơ thể bé, bao gồm cả gan, nước tiểu và máu.

Trung Quốc đã cấm sản xuất, mua bán và sử dụng sibutramine ở nước này từ năm 2010 do chất này có khả năng gây hại nghiêm trọng cho hệ tim mạch.

Geng Zhi, một bác sĩ phẫu thuật tim mạch từ Bệnh viện Chi nhánh II cho biết: “Ban đầu chất sibutramine được sử dụng để điều trị trầm cảm, nhưng sau đó đã được sử dụng rộng rãi để giảm cân sau khi tác dụng giảm cân của sibutramine được nhận thấy là rõ ràng hơn tác dụng chống trầm cảm”.

Cảnh sát sau đó phát hiện ra rằng sô cô la giảm cân được mẹ của cô bé mua từ internet. Họ đã bắt giữ 34 nghi phạm từ 14 tỉnh và thu giữ nhiều sô cô la và viên thuốc bất hợp pháp.

Li Juan, một công tố viên phụ trách vụ án cho biết: “Nhiều người trong số các nghi phạm là những phụ nữ trẻ cố tình mua và bán sô cô la và thuốc giảm cân bất hợp pháp trên internet”.

Việc bán thực phẩm ăn kiêng với các chất phụ gia bất hợp pháp luôn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Nhiều người trong số họ sử dụng sibutramine, được bán dưới dạng sô cô la, cà phê hoặc các sản phẩm khác dường như vô hại đối với sức khỏe.

Vào tháng 4, 75 nghi phạm đã bị cảnh sát Thượng Hải tạm giữ, bao gồm Guo Meimei, một cựu người có ảnh hưởng trên internet, vì sản xuất và bán thực phẩm ăn kiêng có sibutramine. Vào tháng 8, cũng tại Thượng Hải, một cửa hàng trực tuyến đã bị cục giám sát thị trường địa phương kiểm tra và phát hiện cà phê của nó có chứa sibutramine.

Vào tháng 11, một bé gái 2 tuổi khác ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, vô tình ăn phải sô cô la giảm cân của mẹ, đã không ngủ, không ăn trong ba ngày. Cô cũng xuất hiện các triệu chứng như run tay và thè lưỡi.

Theo Luật Hình sự ở Trung Quốc, những người thêm chất độc hoặc phụ gia có hại vào thực phẩm hoặc cố tình bán thực phẩm đó sẽ bị phạt tiền và bị phạt tù có thời hạn không quá 5 năm. Những kẻ gây ra cái chết hoặc những hậu quả nghiêm trọng khác sẽ bị trừng phạt nặng hơn, kể cả tù chung thân, thậm chí tử hình, theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm