Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012, hết hạn hợp đồng lao động là một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Khi hết hạn hợp đồng lao động, công ty bạn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Còn theo Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp…; Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra.
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty phải có trách nhiệm: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động. Về tiền lương, đơn vị này chỉ phải trả cho người bị tai nạn lao động đến khi chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải chi trả chi phí khám, chữa bệnh đến khi điều trị ổn định.