Nhận định này được đưa ra bởi bác sĩ Paul Tambyah, chuyên gia về các bệnh lây nhiễm, đồng thời là nhà tư vấn cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore và Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về các bệnh truyền nhiễm.
Bác sĩ Tambyah cho rằng: Các bằng chứng cho thấy những nơi nào trên thế giới có sự lây lan của biến thể D614G thì ở nơi đó có tỷ lệ tử vong giảm. Phần lớn các virus có xu hướng trở nên ít nguy hiểm hơn khi chúng biến thể bởi “đó là vì lợi ích của virus: lây nhiễm cho nhiều người hơn song không làm họ chết bởi virus phụ thuộc vào vật chủ để sinh tồn” - bác sỹ Tambyan cho biết.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, các nhà khoa học đã phát hiện ra biến thể D614G của virus SARS-CoV-2 hồi đầu tháng 2 vừa qua. Theo WHO, không có bằng chứng nào cho thấy biến thể này khiến cho bệnh nhân Covid-19 trở nên trầm trọng hơn.
Biến thể D614G của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số nơi ở châu Á