Bình Dương tập trung xây dựng chuỗi khu công nghiệp xanh đổi mới sáng tạo

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 \ nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá phát triển cho tỉnh Bình Dương là tập trung phát triển Bình Dương xanh, phát triển xanh hóa nền kinh tế với sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, giao thông xanh, hạ tầng xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh… nhờ sự dẫn dắt của khoa học và công nghệ tạo dựng một nền kinh tế hài hòa giữa con người với tự nhiên và xã hội. Trong đó, Becamex IDC đang nổi lên như một hình mẫu tiên phong trong đổi mới sáng tạo chuỗi khu công nghiệp (KCN) xanh của hệ sinh thái hạ tầng xanh.

Hành trình xanh hoá

Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bình Dương sẽ tập trung phát triển xanh hóa nền kinh tế với sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, giao thông xanh, hạ tầng xanh, đô thị xanh… nhờ sự dẫn dắt của khoa học và công nghệ, từ đó tạo dựng một nền kinh tế hài hòa giữa con người với tự nhiên và xã hội…

Tập trung phát triển không gian đô thị xanh, hạ tầng xanh đẹp và hấp dẫn, trở thành hình ảnh đặc trưng của đô thị Bình Dương. Quan tâm đầu tư thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững, phát triển hệ thống năng lượng tái tạo, tái chế rác và xử lý nước thải...

Thành phố mới Bình Dương là trung tâm của Thành phố Thông minh Bình Dương, được Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới ICF vinh danh là Cộng đồng thông minh tiêu biểu nhất năm 2023 - Top 1 ICF.

Thành phố mới Bình Dương là trung tâm của Thành phố Thông minh Bình Dương, được Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới ICF vinh danh là Cộng đồng thông minh tiêu biểu nhất năm 2023 - Top 1 ICF.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, Becamex IDC là nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam, xây dựng mạng lưới kết nối sản xuất rộng khắp cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn công nghệ toàn cầu khi đầu tư vào Việt Nam.

Becamex IDC đang làm chủ đầu tư của trên 20 KCN ở 14 tỉnh thành trên cả nước, hợp tác với trên 2.000 đối tác trong và ngoài nước, tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân; xây dựng trên 1.400km đường giao thông. Đồng thời, Becamex IDC đã có những đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của Bình Dương, là doanh nghiệp tiên phong đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

TS Lý Duy Khiêm, Giám đốc Trung tâm điều hành thông minh - phụ trách công tác phát triển bền vững của Becamex IDC cho biết: "Becamex xây dựng hệ sinh thái lấy con người làm trọng tâm qua các hoạt động xây dựng hạ tầng y tế, dịch vụ, giao thông, trường học, nhà ở xã hội cho công nhân…Becamex đã và đang phát triển phát triển vùng khoa học công nghệ tại Bình Dương, tập trung vào 5 yếu tố trọng tâm, gồm: tiên phong - không ngừng khai phá các lĩnh vực mới để liên tục phát triển; đổi mới sáng tạo - thích ứng linh hoạt và đổi mới liên tục để tăng trưởng; trách nhiệm - luôn đồng hành vì lợi ích của con người, doanh nghiệp và cộng đồng; hướng đến con người - trao quyền cho mọi người và tôn trọng các quan hệ hợp, sự tác hữu nghị; quyết tâm - cống hiến với tinh thần cầu tiến và phát huy sức mạnh tập thể.

Điều đặc biệt, Becamex chuẩn hóa các quy trình, vận hành KCN theo mô hình tập trung, chia sẻ nguồn lực giữa các nơi, xây dựng trung tâm điều hành thông minh (IOC) với mục đích "chuyển đổi số để chuyển đổi xanh". IOC hiện đang hoạt động hiệu quả với quy trình tự động hóa, quản lý, điều hành giao thông thông minh, an ninh thông minh, chiếu sáng năng lượng thông minh; quản lý nước, phòng cháy chữa cháy, cây xanh thông minh…

Đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn FDI

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, hiện nay, tỉnh đã quy hoạch được 33 KCN (với tổng diện tích quy hoạch là 14.790 ha, chiếm 1/4 diện tích KCN toàn miền Nam; 13% diện tích KCN Việt Nam) và 12 cụm công nghiệp (với tổng diện tích 789,91 ha). Trong đó, có 28 KCN đã đi vào hoạt động, 1 KCN đang tiến hành các thủ tục đầu tư cơ sở hạ tầng (KCN Cây Trường); 10 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, qua đó đã đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư phát triển các ngành công nghiệp cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài…

KCN Becamex Mỹ Phước là KCN đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình xây dựng mới – khu liên hợp phát triển.

KCN Becamex Mỹ Phước là KCN đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình xây dựng mới – khu liên hợp phát triển.

Theo ông Nguyễn Trung Tín, Trưởng ban Quản lý các KCN Bình Dương, quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư mới và mở rộng các KCN hiện hữu nhưng hướng tới các chuẩn mực cao hơn về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, chú trọng thu hút các ngành nghề mang lại giá trị gia tăng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của nhà đầu tư quốc tế. Việc thành lập KCN VSIP III mới đây thể hiện sự quyết tâm xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp mới.

Mặc dù đạt những kết quả tích cực, song các chuyên gia cho rằng, việc chuyển đổi mô hình KCN đơn thuần sang KCN xanh, KCN sinh thái đòi hỏi quá trình thay đổi về công nghệ, nhân lực và quy trình sản xuất, nhưng việc thiếu các nguồn tài chính khiến không ít nhà phát triển bất động sản có tâm lý ngại chuyển đổi.

Để thu hút các KCN theo hướng xanh hóa, tỉnh Bình Dương đang tập trung triển khai thành lập KCN khoa học và công nghệ với diện tích 400ha tại huyện Bàu Bàng; nghiên cứu các phương án nâng cấp, chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN hỗ trợ, sinh thái, đổi mới sáng tạo, đô thị - dịch vụ phù hợp với định hướng mới. Giai đoạn tới, việc thu hút đầu tư vào các KCN sẽ có sự chuyển biến theo hướng chuyên biệt, sinh thái, thông minh và phát triển bền vững.

Hiện tại Bình Dương, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh mới hướng đến gần hơn với kinh tế tuần hoàn trong khu vực tư nhân đang được thực hiện khá thành công, tạo ra nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Điển hình, một số mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực đã được triển khai trên địa bàn tỉnh là tại KCN VSIP III, Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đã đầu tư xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên được phát triển theo hướng xanh, bền vững và thân thiện với môi trường. Với mục tiêu không khí thải carbon, tác động tích cực đến môi trường sẽ góp phần vào chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh.

Mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực đã được triển khai trên địa bàn tỉnh là tại KCN VSIP III.

Mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực đã được triển khai trên địa bàn tỉnh là tại KCN VSIP III.

Tương tự, Nhà máy Bia AB InBev (tại KCN VSIP II-A) cũng đã vận hành hệ thống năng lượng mặt trời, sản xuất được 840.600kWh/năm, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng điện đang sử dụng mỗi năm.

Mới đây, Tập đoàn SEP (Hàn Quốc) dự kiến đầu tư hơn 200 triệu USD để thành lập khu liên hợp công nghiệp trung hòa carbon chuyên về ngành giày và cơ sở hạ tầng giảm thiểu carbon trên diện tích 180 ha tại huyện Phú Giáo…

Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã thu hút hơn 1,6 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài. Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn FDI với hơn 4.300 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 41 tỉ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư cả nước.

Theo ông Minh, thời gian qua, với môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn, Bình Dương tiếp tục thu hút được nhiều dự án đầu tư. Để chuẩn bị sẵn hạ tầng sạch đón nhà đầu tư, tỉnh đã chủ động xây dựng các KCN thế hệ mới. Hướng đi trong xây dựng KCN hiện nay của Bình Dương là xanh - thông minh và bền vững.

Khu công nghiệp xanh hút vốn đầu tư “sạch”

Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đang thực hiện nghiên cứu chuyển hướng sản xuất sang xu hướng tự động hóa, quy trình sản xuất thông minh và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giá trị xuất khẩu lớn, gắn sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp... Việc thu hút đầu tư nước ngoài, theo định hướng trên cũng sẽ được chọn lọc kỹ lưỡng hơn.

Tỉnh Bình Dương đang thực hiện nghiên cứu chuyển hướng sản xuất sang xu hướng tự động hóa, quy trình sản xuất thông minh và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo...

Tỉnh Bình Dương đang thực hiện nghiên cứu chuyển hướng sản xuất sang xu hướng tự động hóa, quy trình sản xuất thông minh và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo...

Với định hướng hình thành các KCN xanh nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư “sạch”, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh và khẳng định cam kết “xanh hóa” các KCN, ngày 19/3 vừa qua tỉnh Bình Dương đã chính thức động thổ khu công nghiệp Việt Nam- Singapore III (VSIP III) với diện tích 1.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng. Với tầm nhìn chiến lược, KCN VSIP III được thiết kế để tích hợp công nghệ thông minh trong các hoạt động tại KCN, từ việc sử dụng năng lượng, nước, chất thải, đến quản lý giao thông và an ninh. Đặc biệt, tại KCN VSIP III dành 50 ha làm trang trại năng lượng mặt trời tại chỗ, mang lại độ tin cậy và lợi ích bền vững về việc cung cấp điện cho các khách hàng lớn tại KCN.

Đọc thêm