Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người lính trui rèn cả cuộc đời để lĩnh xướng 'cuộc chiến' công nghiệp 4.0

(PLO) - Ngày 25/7/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 900/QĐ-TTg giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đối với Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng.

Với số phiếu ủng hộ chiếm hơn 88% tổng số đại biểu Quốc hội, ngày 24/10/2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng - quyền Bộ trưởng TT&TT đã chính thức được bổ nhiệm là người giữ chức vụ Bộ trưởng TT&TT.

Trong bối cảnh Việt Nam sánh bước cùng thế giới hướng đến Cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều tư tưởng, đường lối đột phá, nhằm tạo ra lợi thế của đất nước trong "cuộc chiến không khoan nhượng" - nơi mà tư tưởng, ý chí sắt đá của một người lính là điều vô cùng quan trọng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người lính trui rèn cả cuộc đời để lĩnh xướng “cuộc chiến” Công nghiệp 4.0 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1962) là một doanh nhân và chính trị gia, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam kiêm Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.

Mới đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng được một thời gian ngắn, song, những tác động của Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng tới nền công nghiệp CNTT của nước nhà là rất đáng ghi nhận. Tân Bộ trưởng Bộ TT&TT thể hiện quan điểm và đường lối rõ ràng trong một vài lĩnh vực được đánh giá là "then chốt" của CMCN 4.0 như việc quản lý thông tin trên mạng xã hội, tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo, triển khai thử nghiệm 5G,... Ông cũng bày tỏ niềm tin tưởng, và là người trực tiếp "truyền lửa" cho thế hệ trẻ tiếp bước trong công cuộc xây dựng đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người lính trui rèn cả cuộc đời để lĩnh xướng “cuộc chiến” Công nghiệp 4.0 - Ảnh 2.

Ngày 1/3/2014, ông Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Trong năm đó, Viettel đánh dấu một cột mốc ấn tượng, từ doanh nghiệp không có hạ tầng, Viettel đã sở hữu hạ tầng lớn nhất Việt Nam với 174.000 KM cáp quang, 58.500 trạm phát sóng BTS. Trung bình 6.500 trạm/triệu dân, gấp 6,5 lần mức trung bình thế giới.

Ông Hùng nổi tiếng với triết lý đầu tư từ những năm 2015: "Cho đi trước khi nhận lại". Ông phát biểu như vậy tại buổi lễ khai trương mạng di động Viettel Tanzania với thương hiệu Halotel vào tháng 10/2015. Người đứng đầu Viettel cam kết phủ sóng cho ít nhất 4.000 ngôi làng trắng viễn thông tại quốc gia châu Phi, đảm bảo có kết nối 3G vào năm 2017.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người lính trui rèn cả cuộc đời để lĩnh xướng “cuộc chiến” Công nghiệp 4.0 - Ảnh 3.

Trong 4 năm qua, dưới sự dẫn dắt của Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Viettel đã liên tục đi đầu, chủ động thực hiện những nhiệm vụ khó như đầu tư hạ tầng mạng lưới băng rộng cả cố định và di động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển các công cụ, công nghệ bảo vệ không gian mạng, tham gia nghiên cứu sản xuất thiết bị mạng viễn thông, vũ khí công nghệ cao, làm chủ không gian mạng và bảo đảm an toàn thông tin quốc gia.

Cùng với đó, Viettel cũng là doanh nghiệp nhà nước hiệu quả nhất, đóng góp nhiều nhất cho ngân sách quốc gia với doanh thu đạt 12 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 27%, lợi nhuận lớn nhất đạt 42.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất đạt 41.000 tỷ đồng, thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD.

Về đầu tư nước ngoài, Viettel cũng là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên và duy nhất của Việt Nam kinh doanh dịch vụ viễn thông tại nhiều thị trường nước ngoài. Hiện nay, Viettel đã kinh doanh tại 10 thị trường nước ngoài thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Việc đẩy mạnh đầu tư ra các thị trường ngoài Việt Nam là chiến lược mà Viettel theo đuổi không chỉ nhằm mục tiêu phát triển lĩnh vực viễn thông và CNTT mà còn phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu sản xuất của Tập đoàn.

Năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 28 năm ngày thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), ông Nguyễn Mạnh Hùng đã gửi bức "tâm thư" gửi đến đại gia đình Viettel có sức lay động và đầy truyền cảm. Ông nói rằng: "ngày mai sẽ luôn khó khăn hơn ngày hôm nay" và "nếu hiểu quy luật ấy thì sẽ biết ơn những mục tiêu cao, sức ép lớn, thay đổi liên tục mà mỗi người Viettel luôn phải đối diện hàng ngày".

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người lính trui rèn cả cuộc đời để lĩnh xướng “cuộc chiến” Công nghiệp 4.0 - Ảnh 4.

Đây là thông điệp và chỉ đạo của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong bài phát biểu khai giảng lớp "Bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý nhà nước về báo chí" cho 130 học viên là lãnh đạo của 80 cơ quan báo chí ngày 13/11/2018.

Theo Bộ trưởng, báo chí phải thể hiện được dòng chảy chính của xã hội, đó là Việt Nam đang là một trong những nước phát triển tốt nhất trên thế giới. Đây được đánh giá là một bước đi quan trọng, trong bối cảnh mạng xã hội ngày một phổ biến và hoạt động giống như báo chí truyền thống, nhưng lại tồn động nhiều vấn đề về truyền bá thông tin xấu độc, sai sự thật, vi phạm pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người lính trui rèn cả cuộc đời để lĩnh xướng “cuộc chiến” Công nghiệp 4.0 - Ảnh 5.

Ông cho rằng: "Nếu nói cái xấu nhiều trên báo để nhân dân cảm nhận nó như dòng chảy chính thì là làm mất lòng tin của nhân dân vào đất nước, vào chế độ, vô hình chung chúng ta làm mất đi sức mạnh dân tộc mình, vô hình chung làm mình yếu đi, giúp cho kẻ thù mạnh lên."

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người lính trui rèn cả cuộc đời để lĩnh xướng “cuộc chiến” Công nghiệp 4.0 - Ảnh 6.

Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông trăn trở, báo chí tạo niềm tin xã hội, thì phóng viên phải là người được tin cậy nhất. Nhưng theo một điều tra xã hội gần đây, họ lại nhận được niềm tin thấp trong xã hội. "Chúng ta chắc đã đến lúc phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Lấy lại thương hiệu cho những người làm báo, việc này chỉ có thể là chính chúng ta làm, không ai ngoài chúng ta cả", ông nhấn mạnh.

Dẫn chứng về việc báo chí không thể nhanh hơn mạng xã hội, Bộ trưởng cho biết, CNN khi xuất hiện mạng xã hội đã đổi slogan từ tin nhanh nhất sang tin chính xác nhất.

"Báo chí của chúng ta không nên chạy đua với mạng xã hội về việc đưa tin nhanh nhất. Hãy đưa tin có kiểm chứng. Báo chí phải thấy rõ giá trị của mình để phát huy, thay vì bắt chước thì hãy giữ giá trị cốt lõi của mình. Phải dùng công nghệ nhiều hơn. Cái mà chúng ta phải học mạng xã hội chính là công nghệ", ông nói.

Nêu bật sứ mệnh của báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: "Việt Nam muốn sánh vai cường quốc năm châu, muốn hùng cường để không kẻ thù nào dám đến xâm lược, để hoà bình mãi mãi trên mảnh đất này thì chúng ta phải khai phóng được nguồn tài nguyên vô hạn của đất nước này, đó là năng lượng, là trí tuệ trong não mỗi người Việt Nam. Chỉ có báo chí mới làm được, đó là tạo lên niềm tin và khát vọng dân tộc. Sứ mạng vĩ đại ấy đặt lên vai những người làm báo chúng ta. Cũng chỉ hơn 20.000 người thôi, nhưng các bạn có thể thay đổi Việt Nam. Với sứ mạng thiêng liêng ấy trong tim, trong não, các bạn sẽ nghĩ khác và làm khác".

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người lính trui rèn cả cuộc đời để lĩnh xướng “cuộc chiến” Công nghiệp 4.0 - Ảnh 7.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người lính trui rèn cả cuộc đời để lĩnh xướng “cuộc chiến” Công nghiệp 4.0 - Ảnh 8.

Được kỳ vọng sẽ truyền "chất thép" và định hướng cho nền CNTT nước nhà trong Cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ trưởng TT&TT mới nhậm chức Nguyễn Mạnh Hùng nhận định mạng xã hội là một yếu tố quan trọng, và không còn là ảo nữa mà đã trở nên rất thật. Từ đó, Bộ trưởng khẳng định Việt Nam không thể bỏ trống chiến trường này.

Để xử trí, quản lý với thông tin trên mạng xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trước hết, việc giải nghĩa tường minh thế nào là "thông tin sai" trên mạng thì cũng cần làm rõ, có quy định rõ ràng. Hơn nữa, phải có công cụ giám sát, đánh giá những thông tin được đăng tải trên mạng xã hội.

"Hàng ngày trên mạng xã hội có khoảng 100 triệu thông tin, không thể dùng con người để đọc, kiểm soát được. Vậy nên Bộ TT-TT đang xây dựng hệ thống giam sát thông tin trên mạng xã hội, hệ thống có thể đọc, xử lý được 100 triệu tin/ngày. Sau nữa cần phải có công cụ quét rác. Đó là những vấn đề khoa học công nghệ có thể làm được" – Bộ trưởng phân tích.

"Cái khó" nhất hiện nay, theo ông Hùng là từ những mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt Nam. Vậy thì cần yêu cầu nghiêm khắc hơn, buộc các nhà cung cấp dịch vụ này phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Đặc biệt, cần có chế tài với những trường hợp sai phạm.

3
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người lính trui rèn cả cuộc đời để lĩnh xướng “cuộc chiến” Công nghiệp 4.0 - Ảnh 10.

Cũng giống như nhiều nhà lãnh đạo tài ba khác, điển hình như tỷ phú Jack Ma, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng từng nhiều lần nhấn mạnh giá trị đặc biệt của tuổi trẻ, nhất là khả năng "suy nghĩ ngoài chiếc hộp".

"Mỗi người chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống và mỗi cuộc đời ấy chỉ có một đoạn đường được gọi là tuổi trẻ. Tuổi trẻ cũng là quãng thời gian con người có nhiều cơ hội nhất để thử sức mình", Bộ trưởng Mạnh Hùng - khi ấy mới chỉ được biết đến là CEO của Tập đoàn Viettel, cho biết tại Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Viettel tổ chức vào tháng 9/2017.

 

Cho rằng tài sản quý giá nhất mà tuổi trẻ nói chung và thanh niên Viettel nói riêng đang có là thời gian, ông nhận xét: "Nhiều người trẻ ở Viettel đã không để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. Họ lăn xả, dấn thân vào những việc mà ngay chính bản thân họ cũng không nghĩ rằng mình làm được".

Với tư chất của một người lính, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kể về những con người thuộc thế hệ ông "đã sinh ra Viettel, nhưng rồi sẽ đến ngày chúng tôi rời khỏi nơi đây" và "Trách nhiệm hôm nay nằm ở thế hệ trẻ Viettel". Ông khẳng định: "Không ai khác, chính các bạn là tương lai của Viettel, một Viettel mới được sinh ra bởi các bạn. Viettel thụt lùi hay tiến lên, trường tồn hay sớm già nua, phụ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ của Viettel ngày hôm nay".

Về sự bồng bột của tuổi trẻ, Bộ trưởng cho rằng đó là bởi họ "không ngại ngùng gì cả, luôn nghi ngờ mọi thứ - trừ khả năng của bản thân mình" và khẳng định "sự bồng bột, thiếu chín chắn lại là một loại năng lượng đặc biệt chỉ có duy nhất ở tuổi trẻ".

"Đừng thất vọng nếu các bạn không giỏi ngay lập tức. Tất cả chúng ta, không ai có thể giỏi mọi thứ ngay lập tức được", ông gửi lời nhắn nhủ. "Hãy coi mỗi thất bại là một bài học cần thiết để tiến tới thành công và chỉ dấn thân mới có thể làm nên những điều vĩ đại trong cuộc đời mình".

Bài và đồ hoạ: Nguyễn Nguyễn

Đọc thêm