Đó là giọng nói quen thuộc mà các thành viên của đội Hỗ trợ sơ cứu Fas Angel tại điểm số 2 Trần Vỹ được nghe mỗi tối. Giọng nói đặc biệt ấy đem lại một sự khác biệt rất lớn, bởi tại đây, hầu hết thành viên tại điểm trực này là những chàng trai, giọng nói đó thuộc về một người duy nhất tại điểm này, một người phụ hiếm hoi trong số họ, đó là chị Hân.
Chị Tạ Ngọc Hân, sinh năm 1993, năm nay chị cũng đã tròn 30 tuổi, ban ngày, chị bận rộn với công việc văn phòng, tối đến, chị hết mình với công việc tình nguyện hỗ trợ mình đam mê. Hiện tại chị là đội viên đội Hỗ trợ sơ cứu Fas Angel, là trưởng vùng, là quản lý nhân sự tại điểm số 2 Trần Vỹ hay còn được gọi là điểm Cầu Diễn. Chị là một trong những “bông hồng” hiếm thấy tại đội Hỗ trợ sơ cứu Fas Angel - một đội tình nguyện hỗ trợ sơ cứu ngay tại hiện trường cho các nạn nhân gặp tai nạn giao thông.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của truyền thông đại chúng, của mạng xã hội mà hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới đã được phổ biến và lan rộng hơn bất cứ khi nào. Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, ta sẽ càng được thấy nhiều những tấm gương, những người phụ nữ mạnh mẽ, can đảm, tần tảo khi phải gánh vác thêm biết bao trách nhiệm - bao gồm cả những kì vọng, những gánh nặng, những công việc của bản thân và cả những công việc mà nhiều người đều đồng ý rằng nó không dành cho phái nữ
Công việc cứu hộ là một công việc như vậy, từ các Đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cho đến các đội cứu hộ giao thông, và bao gồm cả Đội hỗ trợ sơ cứu Fas Angel. Những công việc cứu hộ thường được biết đến là những công việc chứa chất những khó khăn, vất vả, cần đến sức mạnh thể chất, sức bền và khả năng chịu áp lực tốt, xử lý tình huống nhanh chóng, chính xác. Đa phần thành viên của các đội này đều là các thành viên nam, nếu có thành viên nữ, đó là điều rất hiếm đối với họ, và kể cả khi có thành viên nữ, thì những “bông hồng” này thường được sắp xếp làm những công việc có phần nhẹ nhàng hơn.
Thế nhưng chị Hân lại không lựa chọn những công việc nhẹ nhàng mà lựa chọn đứng ở đầu sóng ngọn gió, lựa chọn tình nguyện ra đường mỗi tối để giúp đỡ mọi người. Khi được hỏi về cơ duyên đến với công việc tình nguyện cứu hộ này - một công việc chiếm hầu như hết số thời gian rảnh, một công việc khó khăn, lại là tình nguyện không công, chị Hân đã kể lại một kỉ niệm khiến chị không thể nào quên:
PV: kỉ niệm tại sapa
Do ngày xưa, có gặp 1 vụ tai nạn trên Sapa năm 2014, cái lúc đó, các đội nhận được thông tin ở Sapa có 1 con xe khách lao xuống vực cần người hỗ trợ. Mình cũng chỉ lon ton đi theo các anh, xong thấy có 1 anh trong đội cầm túi đồ, vào hiện trường để giúp đỡ họ, mình cũng có cái nhìn khác hẳn. Từ đợt đó có suy nghĩ về việc giúp đỡ mọi người gặp nạn trên đường. Liệu mình có nên học cái gì về y tế không. Đã thi lại, học thêm về dược, trước đó học đại học đã học thêm quản trị kinh doanh.
Trải nghiệm Sapa là 1 phần Cảm giác là đấy không phải người thân của họ, nhưng họ đã dành cả đêm để đưa người từ dưới vực lên.
Ngày nay, không khó để thấy những nữ tình nguyện viên hết mình với các công việc thiện nguyện, từ những chuyến đi tình nguyện tới bà con vùng cao, vùng lũ, cho đến các tình nguyện viên tuyên truyền vận động hiến máu, v.v… Thế nhưng, khác với những công việc đó, công việc của chị Hân không đơn giản chỉ là tuyên truyền vận động, truyền thông, phân phát những món quà tình nghĩa, v.v… mà công việc của chị cần phải học tập, rèn luyện và tiếp xúc với thực tế bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, đến tính mạng của một con người.
Rất nhiều người sẽ nghĩ rằng, phụ nữ không nên dành quá nhiều thời gian vào công việc bên ngoài, nên thận trọng, hạn chế những công việc khó khăn ngoài gia đình mình. Nhưng dường như chị Hân lại đi ngược lại với điều đó, chị chọn những việc khó khăn, vất vả nhất để dấn thân, tham gia sơ cứu tại hiện trường mỗi buổi tối - khoảng thời gian mà không ai muốn phải ra ngoài và đi làm.
Trong quá trình hoạt động tại Đội hỗ trợ cứu hộ Fas Angel, chị đã có nhiều lần ra hiện trường, tiếp xúc với các nạn nhân gặp tai nạn, sơ cứu, giúp đỡ đưa nạn nhân vào bệnh viện, hỗ trợ liên hệ người thân, bảo vệ hiện trường. Kể lại quá trình tham gia đội, học tập kiến thức sơ cứu, rèn luyện và tham gia cứu hộ, chị không khỏi hoài niệm, không khỏi ngạc nhiên về bản thân mình đã từng kiên cường đến vậy. Trước những khó khăn gặp phải trong công việc tình nguyện này, chị vẫn tiếp tục hoạt động cho đến tận ngày hôm nay
PV:
Thời gian đầu mình đi trực với đội, lịch sinh hoạt bị thay đổi nhiều, bình thường 11h mình đã lên giường đi ngủ để hôm sau đi làm đúng giờ. Nhưng khi tham gia vào đội, có những ca phải hỗ trợ lâu, phải bảo vệ hiện trường thì mình mới về, có thể đến 1-2h sáng. Nó cũng ảnh hưởng, khiến bố mẹ hơi lo lắng đến mình.
Đôi lúc mình cảm thấy, mình là phụ nữ cũng đôi chút thiệt thòi hơn với các bạn con trai. Vì mình khá nhỏ, nếu giúp nạn nhân nào kích thước lớn hơn thì đúng là khó khăn. Đấy là ca đầu tiên khi mình hỗ trợ cùng đội. Lúc đó
Thay vì như thế, mình thấy là mình sẽ học tốt các kĩ năng, để khi ra tiếp xúc với nạn nhân ngoài hiện trường, khi được đi cùng các bạn mới, mình sẽ hướng dẫn các bạn mới xử lý tình huống.
Bên cạnh đó, khi được hỏi về công việc hỗ trợ mà bản thân và các thành viên khác trong đội cùng làm, bạn Hiếu sinh năm 2003, một thành viên của đội Fas Angel hơn 1 năm rưỡi cũng cho rằng công việc sơ cứu tương đối bất lợi với phái nữ.
PV:
Công việc này, nam sẽ chiếm nhiều hơn nữ, công việc này đòi hỏi về sức khỏe nhiều hơn, cho nên các bạn nam thường xin về đây làm tình nguyện với đội, nữ thì hơi ít. Nữ thì họ sẽ thường làm về những ban khác như điều hành nhân sự, truyền thông. Những bạn nữ hiện tại thì giờ chỉ có mình chị Hân hiện tại là ra hiện trường thường xuyên. Theo mình thấy, nữ tham gia những công việc của mình sẽ có những khó khăn là về hiện trường, về cách xử lý ở hiện trường. Nạn nhân to hơn cơ thể bạn nữ ấy, nên rất khó làm việc. Ví dụ như những ca nặng, phái nữ họ rất khó kiểm tra toàn bộ. Ví dụ một ca gãy chân, nữ rất khó 1 mình làm nẹp chân được. Và cái thứ 2 là khi mà nữ trong trường hợp đẩy cáng, họ không so được với nam về thể chất.
Làm một công việc mà bản thân không hề có lợi thế, làm trong một khoảng thời gian mà người khác được đi chơi, được nghỉ ngơi, được tận hưởng cuộc sống nhưng đam mê của chị dành cho công việc “không một đồng lương” này vẫn không hề bị vơi đi phần nào. Trong suốt 1 năm, mỗi tối, người phụ nữ nhỏ nhắn ấy vẫn hoạt động thường xuyên mặc dù có những bất cập, những cản trở về thể chất. Điều này cho thấy trong con người nhỏ bé ấy còn có một thứ gì đó còn mạnh mẽ hơn cả đam mê.
PV:
Có thể trước đây khi đi trên đường, gặp 1 vụ tai nạn thì mình còn đắn đo là mình có nên giúp đỡ họ không. Bởi vì ..
Mình nghĩ là mình vẫn sẽ tiếp tục với đội cho đến khi nào mà mình không thể, khi có việc khác xen ngang vào. Cho đến hiện tại thì mình vẫn có thể tiếp tục được. Khi tham gia vào đội, mình chỉ có 1 suy nghĩ là nếu chẳng may người thân mình gặp nạn, mình cũng hy vọng có người dừng lại và giúp đỡ để tránh nguy hiểm cho họ. Mình làm công việc này 1 phần là như thế.
Vậy ra lí do đằng sau sự hy sinh thầm lặng của con người nhỏ bé ấy lại ẩn chứa tình yêu cho gia đình, cho người thân, là tình thương đối với mọi người mặc cho những khó khăn cản bước. Câu chuyện của chị dường như tượng trưng cho những người phụ nữ Việt Nam, những người phụ nữ vì tình yêu thương người thân, gia đình mà chấp nhận hy sinh, chấp nhận chịu đựng những vất vả khó khăn, mang lại vẻ đẹp, niềm tin vào sự tử tế cho mọi người.
Khác với những nữ chiến sĩ bộ đội, công an, chiến sĩ phòng cháy chữa cháy, họ có cho mình một chức danh và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, được biết đến và được xã hội tôn trọng, những nhiệm vụ của họ được mọi người đề cao. Còn với những nữ tình nguyện viên như chị Hân, công việc tình nguyện này là cống hiến trong thầm lặng, là chỉ xuất hiện khi có người cần đến sự giúp đỡ, là lựa chọn bớt đi thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng để làm thêm công việc không công vất vả này với tâm niệm giúp đỡ những nạn nhân của tai nạn giao thông.
Là một người tham gia giao thông mỗi ngày, một công dân của xã hội, ngày đặc biệt này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người hùng thầm lặng như chị Hân, tới những phụ nữ người đã cống hiến cho xã hội mỗi ngày, bởi lẽ, họ đang gánh trên vai nhiều hơn những gì họ phải làm. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10, xin gửi lời chúc chân thành nhất tới những người phụ nữ Việt, những người đã thầm lặng hy sinh, thầm lặng cống hiến cho xã hội, cho gia đình, cho những người thân yêu của họ. Chúc những người phụ nữ ấy sẽ luôn đẹp, luôn mạnh khỏe, luôn tràn đầy niềm tin, để tiếp tục lan tỏa những điều tốt đẹp vào cuộc sống.