Các ngân hàng đang quản trị khá tùy tiện!

"Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam không được phép quản trị một cách tùy tiện như hiện nay, bởi hệ thống ngân hàng là gốc rễ của nền kinh tế nên phải cần theo các chuẩn quốc tế",ông Võ Đại Lược, (cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng) chia sẻ tại Hội thảo Quốc tế về Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng – kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam diễn ra vào ngày hôm nay (21/12).

"Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam không được phép quản trị một cách tùy tiện như hiện nay, bởi hệ thống ngân hàng là gốc rễ của nền kinh tế nên phải cần theo các chuẩn quốc tế",ông Võ Đại Lược, (cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng) chia sẻ tại Hội thảo Quốc tế về Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng – kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam diễn ra vào ngày hôm nay (21/12).

Tái cấu trúc ngân hàng
Tiến sĩ Hà Huy Tuấn trong phần trình bầy của mình tại Hội thảo

Tiến sĩ Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng: hệ thống tài chính tín dụng (TCTD) hiện nay của nước ta có khả năng hỗ trợ tốt. Các vấn đề như quản trị hệ thống, quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro của các TCTD đã được cải thiện đáng kể. “Hiện cả nước có 130 TCTD, tổng tài sản toàn hệ thống tăng gấp 22 lần so với năm 2000, đạt 4,496,507 tỷ đồng; khu vực ngân hàng tăng tăng trung bình 30% /năm trong giai đoạn 2000 – 2010.”

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề không tốt trong hệ thống TCTD hiện nay như: nền kinh tế quá phụ thuộc ngân hàng, bởi khu vực ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế; hiện tượng rủi ro nhóm liên quan và rủi ro chéo, rủi ro liên thông giữa các thị trường bất động sản, chứng khoán…vẫn xuất hiện; nợ xấu toàn hệ thống ở mức 3,11%. “Toàn hệ thống ngân hàng thì nhóm Ngân hàng Thương mại chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 3,58%.” Ông Tuấn nhận định.

Ông Tuấn cũng cho rằng: nguyên nhân để xẩy ra những vấn đề như vậy là do kinh tế vĩ mô biến động khó lường; nền kinh tế thế giới thì bất ổn, tăng trưởng trong nước giảm, lạm phát cao, thanh khoản khó khăn…Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, các TCTD phát triển quá nóng so với năng lực nội tại. “Hệ thống giám sát các TCTD và thị trường tài chính thì chưa đáp ứng kịp với quy mô và tốc độ phát triển của các TCTD.”

Tái cấu trúc ngân hàng
Ông Tuấn đưa ra những con số để minh chứng cho thực trạng hệ thống TCTD hiện nay. Những con số trên cho thấy nhóm NHTM NN có tỷ lệ nợ xấu ở mức cao nhất là 3,58%, và nhóm Cty cho thuê tài chính có vốn chủ sở hữu ở mức cực tồi là -2,174

Bên cạnh đó, các nguyên nhân vi mô cũng có những tác động không nhỏ. Quản trị doanh nghiệp thiếu minh bạch, quản trị rủi ro bộc lộ nhiều điểm yếu kém. “Năng lực cán bộ quản lý không đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường do số lượng các TCTD ra đời và tăng trưởng quá nhanh.” Ông Tuấn chia sẻ thêm.

Ông Tuấn cũng cho biết: trong thời gian tới, hệ thống các TCTD cần phải có một số giải pháp triển khai như: cần hoàn thành và xử lý dứt điểm nợ xấu, có những bước làm sạch bảng cân đối tài sản, trên cơ sở đó phục hồi vững chắc và lâu dài tình hình thanh khoản; xây dựng lại chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước theo nguyên tắc. Gắn tái cơ cấu TCTD với việc củng cố và phát triển hệ thống giám sát ngân hàng và giám sát tài chính…”

Hệ thống các TCTD hiện nay còn quá nhiều hạn chế trong định chế tài chính. “Cần khuyến khích các định chế mang tính chất sáng tạo, hạn chế các định chế rủi ro… Có vẻ như thời gian qua, chúng ta khá chấp nhận các định chế tài chính mang tính rủi ro.” Ông Tuấn nhận định.

Ông Võ Đại Lược, (cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng) cho rằng, còn nhiều điều quan trọng cần phải bàn, “TCT hệ thông ngân hàng, đầu tiên cần phải TCT chính NHNN, vì chính NHNN trước đó sinh ra những tổ chức hành chính, tín dụng và khi các tổ chức hành chính, tín dụng ra đời thì nó đã yếu kém rồi. Đứng về mặt chức năng thì NHNN cần phải có tính độc lập, NHNN càng độc lập bao nhiêu thì chính sách tiền tệ càng có thể phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhưng có vẻ như tính độc lập của NHNN lại quá ít.”

Tái cấu trúc ngân hàng
Ông Võ Đại Lược trong phần góp ý của mình tại Hội thảo

Bởi lẽ, mọi quyết định của NHNN là do Chính phủ quyết định, chứ NHNN không có quyền quyết định, và trong một nền kinh tế thị trường khi mà NHNN không có tính độc lập đến một mức đủ để đảm bảo điều hành nền kinh tế, điều hành thị trường tiền tệ thì chắc chắn sẽ có mâu thuẫn. “Vậy nên, chính phủ nên có một đề án TCT chính NHNN cả về chức năng, nhiệm vụ cũng như các thể chế mà NHNN quy định.”Ông Lược kiến nghị.

Ông Lược cũng cho rằng, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam không được phép quản trị một cách tùy tiện như hiện nay, bởi hệ thống ngân hàng là gốc rễ của nền kinh tế nên phải cần theo các chuẩn quốc tế. “Cần phải bắt buộc tất cả các ngân hàng theo chuẩn quốc tế đó, từ thông tin, công khai minh bạch v..v…Nếu ta làm được như vậy thì chắc chắn rủi ro sẽ ít đi. Bởi tôi thấy, hiện tại hệ thống các ngân hàng quản trị khá tùy tiện, số liệu thông tin không được công khai minh bạch, nợ xấu bao nhiêu cũng không cụ thể và rõ ràng mà chỉ là trên phỏng đoán.”

Nguyễn Thọ

Đọc thêm