Thành ủy Hải Phòng mới thống nhất trình Trung ương phương án giảm 70% đơn vị hành chính cấp xã (ĐVHC). Hiện Hải Phòng có 167 ĐVHC, theo phương án sáp nhập, các ĐVHC trên địa bàn TP sẽ giảm xuống còn 24 phường, 24 xã và 2 đặc khu.
Cụ thể, Hải Phòng sẽ thực hiện sắp xếp 167 (ĐVHC) cấp xã để thành lập 50 đơn vị cơ sở, giảm 117 ĐVHC. Huyện Bạch Long Vĩ và huyện Cát Hải chuyển nguyên trạng thành hai đặc khu: Đặc khu Bạch Long Vĩ và Đặc khu Cát Hải.
Thành phố Thuỷ Nguyên hiện tại có 21 đơn vị cấp xã, sau sắp xếp thành lập 7 phường và 1 xã, dự kiến tên gọi từ Thuỷ Nguyên 1 đến Thuỷ Nguyên 8; Huyện An Lão, tổng số 17 đơn vị cấp xã sau sắp xếp thành lập 5 xã; Huyện Tiên Lãng, tổng số 19 đơn vị cấp xã sau sắp xếp còn 6 xã.
Các huyện Kiến Thuỵ có tổng số ĐVHC cấp xã là 16, sau sắp xếp thành lập 5 xã; Vĩnh Bảo hiện tại 20 ĐVHC cấp xã sau sắp xếp giảm còn 7 xã.
Quận An Dương sắp xếp từ 10 phường xuống thành 3 phường (dự kiến tên gọi lần lượt là An Dương 1, An Dương 2, An Dương 3).
|
Quận Hải An sau sắp xếp còn 2 phường ( dự kiến tên gọi phường Hải An 1 và phường Hải An 2) |
Đối với các quận: Lê Chân sẽ sắp xếp các ĐVHC trên địa bàn quận là 2 phường (dự kiến tên gọi phường An Biên Hồ và phường Lê Chân); Các quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Đồ Sơn, Hải An, Kiến An, Dương Kinh sau sắp xếp các ĐVHC, mỗi quận thành lập 2 phường (với tên gọi dự kiến lần lượt như sau: Hồng Bàng có 02 phường, bao gồm phường 1: Minh Khai, Hoàng Văn Thụ, Phan Bội Châu, Thượng Lý, Sở Dầu, Hùng Vương và một phần của phường Máy Tơ quận Ngô Quyền; phường 2 bao gồm: Quán Toan, An Hồng, thêm một phần diện tích lớn của phường An Hưng và Đại Bản, một phần diện tích của Lê Thiện, Tân Tiến (An Dương); Ngô Quyền có 2 phường, dự kiến tên gọi phường Ngô Quyền và phường Đằng Giang; Hải An có 2 phường, dự kiến tên gọi: phường Hải An 1 và phường Hải An 2; Kiến An có 2 phường, dự kiến phường Kiến An 1 và Kiến An 2; Đồ Sơn bao gồm sắp xếp ĐVHC là 2 phường: Đồ Sơn 1 và Đồ Sơn 2…
|
Quận Hồng Bàng sau sắp xếp, thành lập 2 phường |
Ngày 19/4, UBND thành phố Nam Định tổ chức hội nghị tiếp xúc với cử tri lấy ý kiến liên quan việc sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã.
Tại hội nghị, cử tri nêu những ý kiến tâm huyết, đề đạt nguyện vọng liên quan đến việc sáp nhập tỉnh.
|
Ông Nguyễn Hải Dũng - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định cho biết: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ phản ánh nhanh nhất những ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri Nam Định đến Quốc hội trong kỳ họp tới.
Tỉnh Nam Định dự kiến hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri trước ngày 23/4/2025.
Sáng 19/4, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị trực tuyến ba cấp để triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe kế hoạch thực hiện lấy ý kiến nhân dân về các đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã và Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái; đồng thời hướng dẫn triển khai Kế hoạch thực hiện lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã; Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Thời hạn lấy ý kiến đến ngày 23/4. Đối tượng, phạm vi lấy ý kiến là đại diện hộ gia đình thường trú trên địa bàn các xã, phường, thị trấn tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
|
Toàn cảnh hội nghị |
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh: Các địa phương, cơ quan, đơn vị cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động và phối hợp để việc triển khai lấy ý kiến trong nhân dân đảm bảo dân chủ, hiệu quả. Đến ngày 24/4/2025 phải hoàn thành các nội dung lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến.
Tại Quảng Bình, từ sáng sớm, các điểm bỏ phiếu lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã của tỉnh và thực hiện mô hình địa phương 2 cấp đã nhận được sự quan tâm đặc biệt các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
|
Nhiều người dân tại Quảng Bình gác lại công việc thường ngày để tham gia cho ý kiến của mình về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã. |
Nhiều người dân đã gác lại công việc thường ngày để tham gia cho ý kiến của mình về đề án sắp xếp tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị, sắp xếp 145 ĐVHC cấp xã trên địa bàn còn 41 ĐVHC cấp xã (gồm 5 phường, 36 xã).
|
Cử tri được cán bộ phụ trách hướng dẫn tận tình, để tham gia ý kiến ghi đầy đủ thông tin trên lá phiếu. |
Tại TP Đồng Hới, quán triệt các nội dung chỉ đạo, các điểm bỏ phiếu diễn ra đơn giản nhưng trang trọng, bảo đảm quy trình, đúng quy định. Tất cả các khu vực bỏ phiếu, cử tri được cán bộ phụ trách hướng dẫn tận tình, để công dân tham gia ý kiến ghi đầy đủ thông tin trên lá phiếu.
|
Cử tri TX. Ba Đồn bỏ phiếu cho ý kiến về việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã. |
Khi được hỏi về phương án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện của Trung ương, của tỉnh, ông Lê Đan Tê, thôn Tây Phú (TP Đồng Hới) chia sẻ: "Sáp nhập các ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã, giúp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm ngân sách. Đồng thời, việc tổ chức lấy ý kiến cử tri sẽ giúp chính quyền có cái nhìn toàn diện hơn với thực tế. Cá nhân tôi đồng tình với các đề án và hy vọng khi triển khai, chính quyền sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến nhân dân, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân".
Đến 17h ngày 19/4, tất cả điểm bỏ phiếu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cơ bản đã hoàn tất công tác kiểm phiếu, bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định.
|
Việc lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã tại Quảng Bình đảm bảo chặt chẽ, người dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. |
Tại các điểm bỏ phiếu, các thông tin liên quan được niêm yết đầy đủ, rõ ràng, quy trình lấy ý kiến nhân dân được đảm bảo chặt chẽ, người dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
Ngày 16 - 18/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức tiếp xúc cử tri tại các huyện, thành phố trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại các buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ đồng thuận với chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp (tỉnh và xã). Đồng thời, người dân đề nghị cần bảo đảm thủ tục hành chính được giải quyết thông suốt, không gây gián đoạn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao dịch dân sự trong thời gian chuyển tiếp.
|
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và thành phố Biên Hòa dự buổi tiếp xúc cử tri. |
Nhiều cử tri là cán bộ không chuyên trách ở cấp xã kiến nghị được bố trí công việc mới hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp để ổn định cuộc sống sau khi sắp xếp bộ máy.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cam kết sẽ tổng hợp đầy đủ các kiến nghị của cử tri, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét và xử lý theo đúng quy định.
Tỉnh Bình Phước đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến giảm từ 111 xuống còn 42 xã, phường. Những địa danh có tính biểu tượng như Đồng Xoài, Bom Bo, Phước Long, Bình Long, Bù Đăng… sẽ được giữ lại để đặt tên cho đơn vị hành chính mới sau sáp nhập.
Theo đó, 4 xã gồm Bù Gia Mập, Đắk Ơ, Phú Nghĩa (huyện Bù Gia Mập) và Đăng Hà (huyện Bù Đăng) đủ điều kiện giữ nguyên trạng. Địa phương cũng dự kiến thành lập phường Bình Phước mới trên cơ sở nhập 6 đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP. Đồng Xoài.
Theo phương án bố trí lại trụ sở, Bình Phước sẽ sử dụng 11 trung tâm hành chính cấp huyện hiện có để làm trụ sở UBND xã, phường mới hình thành sau sắp xếp. Cùng với đó, 11 trung tâm y tế cấp huyện sẽ được chuyển đổi công năng thành trạm y tế xã tại các khu vực trung tâm.
|
Phường Tân Đồng (TP. Đồng Xoài) tổ chức họp lấy ý kiến cử tri về việc thành lập phường Bình Phước. |
Theo dự kiến, Trung tâm hành chính TP. Đồng Xoài sẽ trở thành trụ sở phường Bình Phước; trung tâm hành chính TX. Bình Long sẽ là trụ sở xã Bình Long; trung tâm hành chính huyện Lộc Ninh là trụ sở xã Lộc Ninh…
Qua rà soát, tỉnh hiện có 222 trụ sở cấp xã, trong khi sau sắp xếp chỉ cần sử dụng 116 trụ sở (gồm 58 UBND và 58 trạm y tế), dẫn tới 106 trụ sở dôi dư. Ngoài ra, do tận dụng trụ sở cấp huyện làm trụ sở xã, tỉnh xác định có thêm 22 trụ sở dôi dư, nâng tổng số lên 128 trụ sở không còn nhu cầu sử dụng.
Bình Phước đã xây dựng phương án xử lý các trụ sở dư thừa giai đoạn 2026-2030, với định hướng ưu tiên chuyển đổi công năng thành trường học, cơ sở y tế, thiết chế văn hóa, thể thao hoặc công trình phục vụ cộng đồng. Những cơ sở không thể chuyển đổi sẽ được thu hồi hoặc xử lý theo quy định pháp luật nhằm tránh lãng phí tài sản công.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị lần thứ 54 để thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là dự thảo Đề án tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì, cùng với sự tham dự của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hùng Thái và Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Thanh.
|
Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Tây Ninh đồng chủ trì hội nghị. |
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Thu Hiền trình bày tờ trình của Đảng ủy UBND tỉnh về dự thảo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo đó, tỉnh Tây Ninh hiện có 94 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 phường, 6 thị trấn và 71 xã (trong đó có 20 xã biên giới), được phân bố trong 9 đơn vị hành chính cấp huyện.
Căn cứ tiêu chí, nguyên tắc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và định hướng của Trung ương tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, Đề án xây dựng phương án sắp xếp gắn với đặc điểm địa bàn biên giới, phát triển đô thị và khả năng phát triển kinh tế - xã hội.
Theo dự thảo, sau khi sắp xếp, toàn tỉnh sẽ còn 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường và 26 xã, trong đó có 11 xã biên giới (sau khi hội nghị thống nhất điều chỉnh giảm thêm 1 xã biên giới). Như vậy, Tây Ninh sẽ giảm 58 đơn vị, tương đương 61,7%, phù hợp với định hướng của Trung ương về tinh gọn bộ máy hành chính.
Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Đề án được xây dựng kỹ lưỡng, khoa học, bám sát tiêu chuẩn, tiêu chí của Trung ương, đồng thời đảm bảo không gian phát triển, tỷ lệ đô thị hóa, cũng như yêu cầu quốc phòng, an ninh trên địa bàn.”
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Đề án, lấy ý kiến Nhân dân trước khi trình các cấp có thẩm quyền theo đúng lộ trình.
|
Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp xoay quanh phương án sắp xếp cấp xã. |
Cũng tại hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh thống nhất các nội dung trong kế hoạch tổng kết Nghị quyết số 18 của Trung ương, trong đó xác định rõ mốc thời gian: Trước 29/4/2025 phải hoàn chỉnh Đề án sắp xếp cấp xã và tổ chức lấy ý kiến Nhân dân; trước 30/6/2025, hoàn thành việc sắp xếp thanh tra cấp tỉnh, sáp nhập Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh và Báo Tây Ninh theo đúng lộ trình.
Ngoài ra, hội nghị cũng thống nhất kế hoạch tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025–2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, trên cơ sở Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị. Nội dung kế hoạch kế thừa một số điểm từ Kế hoạch số 224-KH/TU năm 2024 để bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.