Cán bộ quản giáo trải lòng trước ngày đặc xá

Người công an trung tuổi, hay cười, trung tá Phan Văn Thái tâm sự với chúng tôi: “Nhiều khi tôi nghĩ mình cũng như người lái đò đưa khách qua sông. Hết lớp phạm nhân này đi, lớp phạm nhân khác lại tới. Chỉ khác là người lái đò và khách trao đổi với nhau bằng tiền, chúng tôi thì trao nhau tình cảm, ân tình”.

Người công an trung tuổi, hay cười, trung tá Phan Văn Thái tâm sự với chúng tôi: “Nhiều khi tôi nghĩ mình cũng như người lái đò đưa khách qua sông. Hết lớp phạm nhân này đi, lớp phạm nhân khác lại tới. Chỉ khác là người lái đò và khách trao đổi với nhau bằng tiền, chúng tôi thì trao nhau tình cảm, ân tình”.

Trong trại tạm giam công an tỉnh Hà Tĩnh, trung tá Thái có lẽ là người có thâm niên lâu nhất. Ông về đây từ những năm 1991. Và cũng chừng đó năm, ông gặp gỡ, tiếp xúc với hàng chục ngàn phạm nhân. Các cán bộ trong trại tạm giam công an Hà Tĩnh bảo, trí nhớ bác Thái tốt lắm. Cứ phạm nhân nào vào đây là ông nhớ rõ họ tên, năm sinh, vào trại với tội danh gì và tất tần tật những chuyện liên quan đến các phạm nhân. Ấy thế trong trại mới kể với nhau câu chuyện có lần, 1 phạm nhân được đưa vào trại, mới chỉ nhìn qua gương mặt, trung tá Thái đã gọi vào đọc vanh vách tên tuổi, địa chỉ…Mọi người nhìn nhau ngạc nhiên. Hóa ra phạm nhân đó phạm tội phải vào trại lần thứ 2. Lần vào trại trước cũng đã cách đây rất nhiều năm rồi.

IMG_2075.jpg
Nhìn đống giấy tờ ngồn ngộn của trung tá Thái mới biết công việc anh em ở đây vất vả thế nào trong những ngày trước đặc xá.
Từ  năm 1998, từ khi nhà nước bắt đầu có chính sách đặc xá phạm nhân. Đã 13 năm trôi qua, với trung tá Thái cũng là 13 năm của nỗi niềm, của cảm xúc. Cứ mỗi năm 3 đợt đặc xá: Quốc khánh, Tết nguyên đán, Ngày 30/4 cũng là những đợt ông phải quay như chong chóng. Hàng trăm, hàng ngàn phạm nhân, để chọn ra có mấy chục người được đặc xá phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn. Từ việc các phạm nhân bỏ phiếu kín, rồi cán bộ từng phân trại bỏ phiếu kín… để chọn ra 1 danh sách. Từ danh sách dài dằng dặc của phạm nhân, trung tá Thái lại phải “cày” cả ngày để tổng hợp danh sách, làm phiếu…Nhìn bàn làm việc ngồn ngộn hồ sơ của ông mới thấy trong những ngày này ông phải vất vả thế nào.

“Trước đây chúng tôi tòan phải viết tay tòan bộ từ viết đề xuất, tóm tắt hồ sơ…. Cứ sau một ngày làm việc, các ngón tay tê cứng. Giờ có máy tính, có phần mềm công việc của chúng tôi cũng “giảm tải” được đôi phần. Nhưng nói chung việc thức đến 2 – 3 giờ sáng vẫn là việc bình thường”.

Trong trại giam, trung tá Thông là đội trưởng đội Tham mưu, hồ sơ, giáo dục và trinh sát. Tên đội thì dài, công việc của 8 anh em trong đội, trong đó có 4 nữ cũng thật vất vả. Là người cán bộ thường xuyên tiếp xúc với các hồ sơ, các chiến sỹ còn kiêm luôn việc làm thầy, làm nhà tâm lý. Các chiến sỹ thay phiên nhau đứng lớp, dạy các phạm nhân bằng những cuốn giáo trình của bộ Công An.

IMG_2094.jpg
Các cán bộ trại không chỉ là những cán bộ đơn thuần mà còn là những người thầy, những  nhà tâm lý.
Vất vả nhất với những chiến sỹ ở đây có lẽ là công tác tâm lý. Thông thường các bị can khi vào trại bị đưa vào buồng giam thường vô cùng hoang mang, lo sợ. Rất nhiều người đã có ý định tự tử hoặc trốn trại. Và mỗi lần như thế, các cán bộ trại giam có khi còn phải ngủ cùng với bị can để đề phòng chuyện tử tử xảy ra. Bên cạnh đó là những lời tâm sự, khuyên nhủ để những bị can này để bị can sớm ổn định tâm lý.
Và không ít phạm nhân, đặc biệt là những phạm nhân được đặc xá đợt này khi nói trò chuyện của chúng tôi vẫn không quên nhắc đến sự tận tâm, tình nghĩa của các cán bộ trong trại. Phạm nhân Phan Thị Phương, phạm tội đánh bạc nên phải vào trại tạm giam công an Hà Tĩnh với mức án 42 tháng tù. Phương kể, từ những ngày đầu vào trại, cũng nhờ các cán bộ ở đây động viên, chia sẻ rất nhiều nên Phương đã vơi đi nỗi nhớ 2 đứa con nhỏ đang thiếu đi hơi ấm của mẹ. “Tôi cũng chưa hình dung được mình sẽ thế nào nếu không có các cán bộ ở trại giam. Sau này được tự do, làm lại cuộc đời chắc chắn tôi sẽ vẫn thường xuyên liên lạc với các anh chị ở đây. Vẫn còn đó 2 món nợ. Món nợ của tội lỗi mình đã phạm phải và món nợ ân tình tôi còn nợ lại nơi đây” – Phương tâm sự.

Trong những chiến sỹ ở đây, người tôi “để ý” đến nhiều nhất có lẽ là nữ thượng sỹ Lê Thị Thủy. Một chiến sỹ mới chỉ bước qua tuổi 20. Thủy hiền lành, hồn nhiên, nhí nhảnh. Nhìn cách Thủy ân cần trò chuyện với các phạm nhân ở đây tôi hiểu. Giữa họ, không chỉ còn đơn thuần là mối quan hệ giữa cán bộ trại giam – phạm nhân mà còn là mối quan hệ tình cảm bạn bè khăng khít. Ấy thế mà ngồi nói chuyện với chúng tôi, và phạm nhân Phan Thị Phương, cô công an trẻ còn động viên Phương kể cho chúng tôi nghe về những kế hoạch sau khi ra trại mà Phương đã rất nhiều lần tâm sự với cô.

Chỉ còn 1 ngày nữa, 18 phạm nhân ở trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh sẽ bước qua cánh cửa trại giam để đến với tự do. Trung tá Thông ngậm ngùi: “Mừng cho họ lắm anh ạ. Nhưng rồi một lớp người nữa lại chia tay với chúng tôi. Từ giờ, mỗi khi công việc căng thẳng, bước xuống các phân trại để tìm người trò chuyện, tâm sự lại không gặp họ nữa rồi.  Chắc chắn là sẽ nhờ lắm. Giữa người với người, tiếp xúc với nhau làm sao mà không có tình cảm. Hi vọng họ vẫn sẽ nhờ đến chúng tôi như những lớp phạm nhân được đặc xá trước”.

Còn với thượng sỹ Thủy, cô nhí nhảnh quay sang phạm nhân Phương: “Nhớ giữ lời hứa mời em đến nhà chị ăn cơm nhé”.

Hoàng Phan

Đọc thêm