Chỉ số Nữ doanh nhân của Mastercard: Khủng hoảng do COVID-19 có thể cản trở phụ nữ làm kinh doanh

(PLVN) - Tụt 7 hạng so với năm 2019, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 25 trong khi Thái Lan, Philippines và Indonesia nằm trong số 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới với những điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho phụ nữ làm kinh doanh.
Chỉ số Nữ doanh nhân của Mastercard: Khủng hoảng do COVID-19 có thể cản trở phụ nữ làm kinh doanh

Phụ nữ trên khắp thế giới đã và đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó 87% nữ chủ doanh nghiệp phải đối mặt với những tác động tiêu cực. Việc phụ nữ đang tham gia tập trung trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do suy thoái kinh tế (như du lịch, bán lẻ, hay ăn uống), khoảng cách giới rõ ràng về kỹ thuật số trong thế giới ngày càng số hoá, đi kèm áp lực chăm sóc con cái là một vài trong số rất nhiều yếu tố khiến phụ nữ dễ bị tổn thương, nhất là tại các nền kinh tế như Việt Nam, Hàn Quốc và Thái Lan.

Để giải quyết sự chênh lệch rõ rệt này và khai thác tiềm năng tối đa của phụ nữ trong kinh doanh, báo cáo “Chỉ số Nữ doanh nhân 2020” (MIWE 2020) của Mastercard đưa ra những đề xuất xây dựng chính sách cụ thể về giới trên phạm vi quốc tế.

Các chính sách về giới thúc đẩy thành công của phụ nữ trong kinh doanh

Trong lần phát hành thứ 4 liên tiếp này, báo cáo nêu bật những đóng góp kinh tế xã hội to lớn của các nữ doanh nhân trên toàn thế giới, đồng thời cung cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố thúc đẩy và cản trở sự thăng tiến của phụ nữ trong kinh doanh.

Thông qua phương pháp luận độc đáo dựa trên dữ liệu công khai đến từ các tổ chức quốc tế hàng đầu, như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Lao động Quốc tế, “Chỉ số Nữ doanh nhân 2020” của Mastercard cung cấp bảng xếp hạng toàn cầu về sự tiến bộ của phụ nữ trong kinh doanh trước đại dịch ở 58 nền kinh tế (trong đó có 15 thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương), chiếm gần 80% lực lượng lao động nữ.

Báo cáo “Chỉ số Nữ doanh nhân 2020” (MIWE 2020) của Mastercard đưa ra những đề xuất xây dựng chính sách cụ thể về giới trên phạm vi quốc tế.
 Báo cáo “Chỉ số Nữ doanh nhân 2020” (MIWE 2020) của Mastercard đưa ra những đề xuất xây dựng chính sách cụ thể về giới trên phạm vi quốc tế.

Bảng xếp hạng: các nền kinh tế hàng đầu dành cho nữ doanh nhân

Xếp hạng thế giới 2020

Nền kinh tế

Thay đổi xếp hạng so với 2019

Chỉ số MIWE

2020

Xếp hạng châu Á – TBD 2020

Nền kinh tế

Thay đổi xếp hạng so với 2019

Chỉ số MIWE

2020

1

Israel

↑3

74.7

1

New Zealand

↓3

70.1

2

Hoa Kỳ

--

74.0

2

Úc

--

67.5

3

Thụy Sỹ

↑8

71.5

3

Thái Lan

↓1

66.90

4

New Zealand

↓3

70.1

4

Đài Loan

↑3

66.64

5

Ba Lan

↑11

68.9

5

Hong Kong

↓8

65.8

6

Anh

↑2

68.7

6

Philippines

↓10

65.5

7

Canada

↓4

68.6

7

Indonesia

↑5

65.2

8

Thụy Điển

↑17

68.3

8

Trung Quốc

↑6

64.71

9

Úc

--

67.5

9

Singapore

↓12

64.35

10

Tây Ban Nha

↑4

67.3

10

Việt Nam

7

63.87

Nền kinh tế dẫn đầu trong “Chỉ số Nữ doanh nhân 2020” là một ví dụ điển hình cho những kết quả nhanh chóng và đáng kể của các cơ chế hỗ trợ dành riêng cho giới. Lần đầu tiên, Israel vươn lên từ vị trí thứ 4 năm 2019, trở thành nền kinh tế lý tưởng nhất cho các nữ doanh nhân trên toàn thế giới. Với tham vọng tăng gấp đôi số lượng nữ doanh nhân trong 2 năm, thành công của Israel được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ thể chế tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Nhờ đó, xếp hạng 'Hỗ trợ cho các DNNVV' của Israel đã tăng từ vị trí thứ 42 năm 2019 lên hạng nhất năm 2020.

Hai nền kinh tế dẫn đầu ở báo cáo năm 2019 là Hoa Kỳ và New Zealand mặc dù giảm lần lượt từ vị trí thứ 1 xuống thứ 2, và vị trí thứ 2 xuống thứ 4 trong báo cáo năm nay, song kết quả này vẫn minh chứng cho các sáng kiến chín chắn tập trung vào giới giúp các nền kinh tế đảm bảo hoạt động hiệu quả thông qua việc tiếp tục tập trung vào các điều kiện thúc đẩy phụ nữ trong kinh doanh. Ở cả hai nền kinh tế, nhận thức văn hóa về khởi nghiệp, sự hiện diện của các nhà lãnh đạo nữ làm hình mẫu cho các chủ doanh nghiệp đầy tham vọng, và các điều kiện hỗ trợ kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong thành công của các quốc gia này.

Đáng chú ý, phần lớn các nền kinh tế (34/58 nền kinh tế trong báo cáo này) đạt điểm từ 60 đến 70 như Úc, Indonesia, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam (63,87) và Malaysia trong khi 13 nền kinh tế có điểm thấp hơn – từ 50 đến 60 điểm, trong đó có Nhật BảnẤn Độ.

Trong số 58 thị trường được xếp hạng, có 12 thị trường tăng trưởng từ 5 bậc trở lên so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi 10 thị trường giảm từ 5 bậc trở lên. Các thị trường đang tăng trưởng nhanh của châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc (+6) và Indonesia (+5), trong khi mức giảm nhiều nhất là Singapore (-12), Philippines (-10), Hong Kong (-8) và Việt Nam (-7).

Phụ nữ ở châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng ngưỡng mộ trong kinh doanh. Philippines, Thái Lan, Việt Nam và New Zealand lần lượt xếp ở vị trí thứ 2, 6, 9 và 10 về “Kết quả tiến bộ của phụ nữ”, đo lường sự tiến bộ cũng như mức độ thiệt thòi về kinh tế và nghề nghiệp với tư cách là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia, doanh nhân và những người tham gia vào lực lượng lao động.

Mastercard cam kết hỗ trợ các chính phủ và các tổ chức tài chính đưa ra các sáng kiến và chương trình trao quyền cho các nữ doanh nhân để giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế
 Mastercard cam kết hỗ trợ các chính phủ và các tổ chức tài chính đưa ra các sáng kiến và chương trình trao quyền cho các nữ doanh nhân để giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế

“Kết quả của báo cáo đã nhấn mạnh bất bình đẳng giới vẫn tiếp tục tồn tại, bất kể mức độ thịnh vượng, phát triển, quy mô và vị trí địa lý của nền kinh tế, thậm chí từ trước đại dịch. Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng tình trạng vốn hiện hữu từ trước đó, làm gián đoạn cuộc sống và sinh kế của phụ nữ ở một mức độ lớn hơn so với nam giới do các yếu tố tồn tại từ trước, bao gồm: công việc và lĩnh vực phụ nữ có xu hướng làm việc, chăm sóc trẻ em và trách nhiệm gia đình cũng như bất bình đẳng giới trong kinh doanh.

Tuy nhiên, đại dịch đã cho thấy rõ sức mạnh và khả năng vững vàng của phụ nữ khi phải đối mặt với nghịch cảnh, cũng như tiềm năng to lớn của họ. Đây hiện vẫn đang là thời điểm rất mong manh, và các chính phủ, các tổ chức kinh doanh và dịch vụ tài chính cần cùng nhau thực hiện 3 điều sau để tháo gỡ những khó khăn hiện nay: cung cấp hỗ trợ có hệ thống và các chương trình giúp phụ nữ tồn tại và phát triển trong cuộc sống bình thường mới; trang bị cho họ các kỹ năng để điều hướng thế giới kỹ thuật số; và nuôi dưỡng một hệ thống dịch vụ tài chính công bằng, dễ tiếp cận nhằm hỗ trợ công việc và tinh thần kinh doanh của phụ nữ. Những khoản đầu tư này không dễ thực hiện, song nếu thực hiện thành công có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể không chỉ phụ nữ mà còn cho toàn xã hội”, Julienne Loh, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách Quan hệ đối tác Doanh nghiệp, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mastercard chia sẻ.

“Đại dịch đã tác động xấu đến mọi cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, các nữ doanh nhân đã thể hiện khả năng phục hồi của mình bằng cách nhanh chóng thích ứng với các cách thức làm việc kỹ thuật số mới, xem xét các mô hình hiện có và khai thác các cơ hội kinh doanh mới. Mastercard cam kết hỗ trợ các chính phủ và các tổ chức tài chính đưa ra các sáng kiến và chương trình trao quyền cho các nữ doanh nhân để giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của Việt Nam”, bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết.

Cam kết của Mastercard về thúc đẩy quá trình hoà nhập

Báo cáo “Chỉ số Nữ doanh nhân” chỉ là một thành phần trong sứ mệnh rộng lớn hơn của Mastercard nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của những người bị mất kết nối và thiệt thòi, với cam kết cụ thể là hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nhân nữ và doanh nghiệp nhỏ thông qua các sáng kiến như chương trình Start Path (Con đường Khởi nghiệp) và Path to Priceless (Con đường đến Vô giá). Năm 2020, Mastercard mở rộng cam kết tài chính toàn diện trên toàn thế giới với cam kết đưa tổng số 1 tỷ người và 50 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ vào nền kinh tế số vào năm 2025. Là một phần của nỗ lực này, Mastercard sẽ tập trung trực tiếp cung cấp các giải pháp giúp 25 triệu doanh nhân nữ phát triển doanh nghiệp của mình, thông qua một loạt các sáng kiến tài trợ, cố vấn và phát triển công nghệ toàn diện.

Đọc thêm