Chỉ thị ngăn chặn bạo lực học đường : Chỉ là giải pháp hình thức?

“Giáo dục nếp sống thanh lịch- văn minh” cho học sinh Hà Nội đảm bảo chất lượng; tổ chức thật tốt việc tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy cho học sinh sau khi Bộ tài liệu này được phê duyệt, bằng nhiều hình thức có hiệu quả”.

Trước thực trạng học sinh đánh nhau khiến đạo đức học đường trở nên báo động, UBND TP.Hà Nội vừa có Chỉ thị về tăng cường giáo dục pháp luật và đạo đức, nếp sống cho học sinh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngờ về biện pháp này.

Các ban ngành cùng vào cuộc

 Chỉ thị số 11 (12/5/2010) của UBND TP. Hà Nội ra đời trong thời điểm các trường THCS và PTTH đang gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp. Do vậy khi đề cập đến vấn đề này, nhiều lãnh đạo nhà trường cho biết: Chuyện đó từ từ, vì việc chính là lo cho các em có kết quả cao trong kỳ thi tới. Còn ông Nguyễn Hiệp Thống - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay: “Trước khi có yêu cầu của thành phố, chúng tôi đã triển khai giáo dục pháp luật và đạo đức cho học sinh một cách thường xuyên”. Không rõ, ngành giáo dục Hà Nội và các địa phương khác giáo dục cho các em học sinh ra sao, chỉ biết từ năm 2009 đến nay, tại 30 tỉnh, thành trên cả nước đã có 800 vụ học sinh đánh nhau.

q
Tình trạng nữ sinh đánh nhau ngày càng có chiều hướng gia tăng

Theo Chỉ thị 11, hầu hết các cơ quan, ban nghành liên quan của thành phố đều được huy động vào cuộc nhằm thiết lập lại trật tự, nâng cao ý thức pháp luật và đạo đức cho học sinh. Trong đó, Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị để chỉ đạo, hướng dẫn các trường học có biện pháp hiệu quả tăng cường giáo dục pháp luật, phát hiện và giải quyết kịp thời mâu thuẫn giữa các cá nhân học sinh trong và ngoài nhà trường…. UBND TP. Hà Nội còn yêu cầu: “khẩn trường biên tập, hoàn thiện Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch- văn minh” cho học sinh Hà Nội đảm bảo chất lượng; tổ chức thật tốt việc tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy cho học sinh sau khi Bộ tài liệu này được phê duyệt, bằng nhiều hình thức có hiệu quả”.

Có là hình thức?

Trao đổi với chúng tôi, Giáo sư Văn Như Cương cho biết: động tác trên của UBND TP là cần thiết, nhưng chưa đủ. Chỉ thị nói chung chung quá, chỉ có một điểm cụ thể dành cho Sở GD&ĐT Hà Nội, nhưng lại có vẻ không hợp lý. Đó là UBND TP giao cho Sở GD&ĐT cùng các ban ngành khác biên soạn, hoàn thiện Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch- văn minh” và sẽ tổ chức giảng dạy cho học sinh. Hiện Bộ GD&ĐT cũng đang giao Viện Khoa học giáo dục Việt Nam xây dựng bộ giáo trình “Kỹ năng sống” để dạy tích hợp trong nhiều bộ môn học và sẽ đưa ra giáo dục đại trà sau năm 2010 trong các trường học. Vậy nếu thực hiện cái của Bộ rồi lại thực hiện cái của TP thì liệu có trùng nhau?. Vả lại, trong chương trình học của học sinh, việc tăng hay giảm tiết không thuộc quyền hạn của UBND TP cũng như Sở GD&ĐT, mà thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT. 

Nhiều ý kiến cho rằng, phải tìm ra nguyên nhân hiện tượng học sinh đánh nhau, vi phạm pháp luật xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn như thế? Nếu chỉ giáo dục một cách hình thức, giáo dục cho hoàn thành nhiệm vụ thì cũng chỉ như đá ném ao bèo. Bà Lưu Thị Vượng, nguyên Phó hiệu trưởng Trường THCS Hàm Rồng (TP. Thanh Hóa) thẳng thắn: Học sinh hư không thể đổ lỗi hết cho nhà trường. Ngoài xã hội người ta yêu đương như thế nào, ăn mặc, đánh nhau ra sao…. thì cũng phản ánh phần nào trong trường học. Quản lý và giáo dục học sinh cần kết hợp hài hòa giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Việc UBND TP. Hà Nội đề nghị phải “xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm theo đúng quy định pháp luật và điều lệ của nhà trường”, mới nghe thì có vẻ “nghiêm”, nhưng rất nhiều trường hiện chưa có quy định cụ thể về các hình thức xử lý khi học sinh vi phạm. Khi các em vi phạm thì hoặc là giấu thông tin hoặc chỉ xử lý hình thức, với lý do như: Nếu học sinh bị đuổi học sẽ làm cho cuộc học em rẽ sang hướng khác, học sinh đó dễ nảy sinh tiêu cực và gây nguy hiểm cho xã hội...

q
GS Văn Như Cương
“Chúng ta không thể tách rời giáo dục trong nhà trường, khoanh vùng lại như là một ốc đảo để ngăn chặn những tệ nạn ngoài xã hội lan và. Bởi trường học cũng phản ánh phần nào đời sống của xã hội. Giáo dục là phải hòa nhập với môi trường tự nhiên, với xã hội, để các em ra làm việc trong môi trường ấy, chứ không thể xây trường học như một nhà tu kín. Phải kỷ luật nghiêm minh để ngăn ngừa những tình huống xấu. Không thể có chuyện học sinh đánh nhau trong lớp học, trong khuôn viên nhà trường… mà chỉ cảnh cáo và phạt “treo” được. Phạt như vậy không có tính răn đe, không giáo dục được học sinh khác”.

Vân Anh

Đọc thêm