Huy động vốn – “Cửa ải” khó khăn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ kênh tín dụng ngân hàng. Phía ngân hàng tuy nới rộng cánh cửa cho doanh nghiệp qua hình thức cho vay theo dự án kinh doanh, vay tín chấp... nhưng vẫn còn hạn chế. Hầu hết đối với các khoản vay, ngân hàng quy định mức vốn tự có của doanh nghiệp tối thiểu đạt 20-30% trên tổng nhu cầu vốn.
Tuy nhiên, ngay cả khi đáp ứng được điều kiện đầu tiên này không phải dự án nào cũng được vay vốn. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây vẫn luôn là “cửa ải” khó vượt qua.
Anh Phạm Thanh Tùng, Giám đốc KMCC - một trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xây dựng - cho biết: “Hầu hết các ngân hàng hiện tại chưa đáp ứng kịp nhu cầu vốn bức thiết và nhanh chóng từ phía doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân nằm ở chỗ các thủ tục giải ngân tương đối lâu, hồ sơ năng lực yêu cầu khá cao, trong khi đó nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là liên tục.”
Cùng chung nhận định trên, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ thêm: “Có lẽ không chỉ Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn luôn khát vốn. Là loại doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhất là ở Việt Nam - một nền kinh tế mới nổi, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 90% về nguồn nhân lực, đóng góp tỷ trọng lớn cho ngân sách quốc gia, nhưng lại là khối doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhất.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có độ rủi ro cao khi họ vừa bước chân vào thương trường, chưa có thị phần vững chắc, khả năng tài chính cũng rất hạn chế, đặc biệt là họ không có tài sản thế chấp. Vì vậy đến với hệ thống ngân hàng, hầu như ngân hàng nào cũng đều "đóng cửa" với họ”.
Đã đến lúc “gõ” để tìm vốn ở “cánh cửa” mới
Trước những câu chuyện bức thiết về nguồn vốn, nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chủ động mở rộng kênh tìm nguồn hỗ trợ tài chính. Và để đáp ứng nhu cầu của thị trường, thời gian qua, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam đã phát triển cho vay ngang hàng (P2P Lending).
Ra đời từ giữa những năm 2000, cho vay ngang hàng (P2P Lending) là một giải pháp tài chính trực tuyến dựa trên sự chia sẻ về quyền lợi sử dụng vốn giữa nhà đầu tư và các doanh nghiệp có nhu cầu. Hoạt động theo mô hình này, Công ty Cổ phần Kết nối Tài chính Việt Nam VNVON là một trong những đơn vị được đánh giá cao bởi việc áp dụng nền tảng công nghệ hiện đại vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp cần vay vốn.
“Chúng tôi đã tiếp cận VNVON.COM, đây là một kênh huy động vốn rất hữu ích cho doanh nghiệp. Với VNVON, vấn đề giải quyết thủ tục, hồ sơ huy động nhanh gọn, đặc biệt không yêu cầu tài sản đảm bảo và có thể vay tín chấp, đáp ứng được nhu cầu vốn và xoay vòng vốn tốt”, anh Phạm Thanh Tùng cho biết sau khi được tiếp cập và trải nghiệm dịch vụ huy động vốn VNVON.
|
Nền tảng công nghệ giúp VNVON ghi điểm với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. |
Áp dụng công nghệ số vào vận hành, VNVON có thể đưa ra những chính sách sàng lọc, kiểm soát chặt chẽ đối với doanh nghiệp vay vốn hay triển khai hệ thống kiểm soát rủi ro, thông báo, nhắc lịch tự động. Nhờ vậy, các nhà đầu tư không chỉ yên tâm về lợi nhuận mà có giảm thiểu tối đa rủi ro trong danh mục các doanh nghiệp mà mình “rót vốn”.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn huy động lên tới 1 tỷ đồng, với thủ tục nhanh chóng, không yêu cầu tài sản thế chấp cùng kỳ hạn linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu vốn vay.
“Trong trường hợp huy động vốn ngắn hạn, VNVON có tính cơ động cao và đáp ứng nguồn tiền kịp thời cho hoạt động của doanh nghiệp”, anh Lê Văn Lưu, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp Havicon cũng đồng thời là một khách hàng của VNVON - chia sẻ.
Hiểu thị trường, tận dụng hiệu quả nền tảng công nghệ số để tối đa quyền lợi cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp, VNVON được kỳ vọng và tin tưởng mang đến một kênh đầu tư hiệu quả, an toàn cho thị trường vốn nói riêng và sự phát triển toàn diện của tài chính trong nước nói chung.