Chia sẻ giải pháp tái sử dụng rơm rạ để "cứu" không khí Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo số liệu thống kê của Sở TN-MT Hà Nội, ước tính mỗi năm, trên địa bàn TP phát sinh trên 1 triệu tấn rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, lượng rơm rạ đốt bỏ ngoài đồng là khoảng 352.000 tấn (chiếm 33,7%).
Việc đốt rơm rạ sinh ra khí CO - là loại khí rất độc có thể gây chết người. Ảnh minh họa
Việc đốt rơm rạ sinh ra khí CO - là loại khí rất độc có thể gây chết người. Ảnh minh họa

Nhiều giải pháp tái sử dụng rơm rạ đã được chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến chủ đề “Đốt rơm rạ: Đừng để lãng phí vàng mười và những bài học từ cộng đồng” do Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường, cộng đồng (Live and Learn), Mạng lưới không khí sạch Việt Nam (VCAP) tổ chức.

Thạc sỹ Nguyễn Thị Yên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, vụ Đông Xuân 2021, đã có ít nhất 6 huyện ngoại thành Hà Nội (Sóc Sơn, Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Mỹ, Đông Anh, Ba Vì) với hơn 1.000 ha cánh đồng áp dụng các giải pháp xử lý rơm rạ thay thế việc đốt như: Hội phụ nữ huyện Sóc Sơn xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ, Hội nông dân huyện Đan Phượng triển khai phân rắc chế phẩm sinh học, nông dân huyện Ba Vì thu rơm phay rơm làm thức ăn cho gia súc…

Chị Trương Thị Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Sóc Sơn cho biết, việc thu gom rơm rạ tái chế thành phân vi sinh được triển khai điểm tại xã Đức Hòa và Xuân Thu. Ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện còn giúp các hộ dân thu gom rơm rạ ủ 60 ụ (2 tạ rơm rạ/ụ), xử lý thành phân bón vi sinh, góp phần giảm bớt tình trạng đốt rơm rạ…

Theo số liệu thống kê của Sở TN-MT Hà Nội, ước tính mỗi năm, trên địa bàn thành phố phát sinh trên 1 triệu tấn rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, lượng rơm rạ đốt bỏ ngoài đồng là khoảng 352.000 tấn (chiếm 33,7%). Việc đốt rơm rạ sinh ra khí CO - là loại khí rất độc có thể gây chết người, đồng thời gây khói bụi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ, đường không trong khu vực. Ngoài ra, theo các chuyên gia, hàm lượng dinh dưỡng trong tro rơm rạ rất ít nên không có tác dụng cải tạo đất.

Đọc thêm