Chiến lược để thu hút thế hệ nhà đầu tư mới

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 4 tháng đầu năm tổng vốn FDI ước đạt 4,024 tỷ USD với 350 dự án. So với cùng kỳ năm ngoái, số vốn FDI đã giảm 47,8%. Tổng vốn thực hiện 4 tháng cũng rất “khiêm tốn”- ước đạt 3,62 tỷ USD, chỉ tăng 0,6% tháng trước. Trong khi cần thu hút đầu tư vào các địa bàn khó khăn thì TP HCM, Hà Nội vẫn là địa bàn hút nguồn vón FDI nhiều nhất.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 4 tháng đầu năm tổng vốn FDI ước đạt 4,024 tỷ USD với 350 dự án. So với cùng kỳ năm ngoái, số vốn FDI đã giảm 47,8%. Tổng vốn thực hiện 4 tháng cũng rất “khiêm tốn”- ước đạt 3,62 tỷ USD, chỉ tăng 0,6% tháng trước. Trong khi cần thu hút đầu tư vào các địa bàn khó khăn thì TP HCM, Hà Nội vẫn là địa bàn hút nguồn vón FDI nhiều nhất.

Tình hình kinh tế thế giới vẫn khó khăn là một phần song sự sút giảm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vốn  đã được cảnh báo từ trước đó.

Kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI vừa được VCCI công bố tháng trước cũng cho thấy, sau một thời gian dài “trải thảm đỏ” các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu cảm nhận môi trường đầu tư ở Viêt Nam vẫn chưa có bước chuyển. Cả DN trong nước và DN FDI, không có DN nào cho biết đã hài lòng về tính minh bạch, và mức độ tiếp cận thông tin, tài liệu. Trên một số chỉ tiêu quan trọng, DN FDI có cảm nhận tiêu cực hơn về chất lượng điều hành. Chỉ có 21,6% DN FDI có cảm nhận tích cực về đào tạo nghề, 18% hài lòng về chất lượng giáo dục phổ thông. Điều khiến cho DN FDI phàn nàn nhiều nhất là việc mất điện và tình trạng ách tắc tại hải quan. 70% số DN FDI có các hoạt động xuất nhập khẩu cho biết phải có các chi phí không chính thức để xúc tiến quá trình thông quan…

Theo TS. Edmund Malesky, trưởng nhóm nghiên cứu, DN FDI tại Việt Nam tuy là DN lớn so với DN trong nước nhưng thực ra phần lớn là DN nhỏ so với tiêu chuẩn DN quốc tế. Các DN này chủ yếu hoạt động xuất khẩu và có lợi nhuận thấp lại sử dụng công nghệ không cao. Chủ yếu các DN FDI làm thầu phụ cho các công ty đa quốc gia lớn hơn. Các DN FDI này chỉ sử dụng một lượng nhỏ hàng hóa và dịch vụ từ các nhà cung cấp trong nước.

Điều này cho thấy sự lan tỏa từ các DN FDI đã không như kỳ vọng của chính quyền các tỉnh cũng như của Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, phần lớn DN FDI cho biết họ  chọn đầu tư vào Việt Nam vì chi phí lao động thấp. Bên cạnh đó là sự ổn định chính trị, các chính sách ưu đãi về thuế, cho thuê đất…

Hơn nữa, DN FDI cho rằng những chính sách này vẫn tiếp tục được thực hiện  trong thời gian dài nên họ dễ định được chiến lược kinh doanh dài hạn. Điều này cũng cho thấy phát triển kinh tế dựa vào loại hình FDI này không phải là một chiến lược bền vững. Sức hấp dẫn từ nguồn nhân lực giá rẻ sẽ giảm đi khi lương nhân công đang có xu hướng tăng. Hơn nữa, chính sách ưu đãi thuế chỉ giữ chân được các nhà đầu tư trong thời gian ngắn. 

“Chúng tôi biết rằng Chính phủ Việt Nam luôn mong muốn có một thế hệ nhà đầu tư mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Đó là các nhà đầu tư thân thiện với môi trường, mang đến công nghệ cao, có sức lan tỏa tốt và trả lương cao cho người lao động. Họ sẽ là người sử dụng nguyên liệu đầu vào sản xuất trong nước là chủ yếu… Intel là một trong số đó. Và để đạt được mong muốn này, Việt Nam cần thay đổi để có được một chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và phù hợp với thế hệ nhà đầu tư tương lai…”- TS Edmund Malesky gợi ý.

Linh Lan

Đọc thêm