Cơ quan công an đã xác định hung thủ gây ra vụ án mạng kinh hoàng tại xóm Chùa (làng Miêng Hạ, xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) khiến một người mẹ và hai con nhỏ chết thảm chính là chồng và cha các nạn nhân.
Khoảng 5h sáng 21/9, người dân phát hiện tại nhà ông Nguyễn Kim (77 tuổi, ở thôn Miêng Hạ, xã Hoa Sơn) có 3 người chết, bao gồm con dâu ông Kim (chị Đặng Thị Ngát, 28 tuổi) và hai con của chị Ngát (cháu Nguyễn Mạnh Dũng - 4 tuổi, cháu Nguyễn Phú Minh - 2 tuổi). Qua điều tra, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ứng Hòa bước đầu làm rõ thủ phạm gây án chính là đối tượng Nguyễn Văn Mạnh (30 tuổi, con trai ông Kim, chồng của chị Ngát).
Khoảng 5h sáng 21/9, người dân phát hiện tại nhà ông Nguyễn Kim (77 tuổi, ở thôn Miêng Hạ, xã Hoa Sơn) có 3 người chết, bao gồm con dâu ông Kim (chị Đặng Thị Ngát, 28 tuổi) và hai con của chị Ngát (cháu Nguyễn Mạnh Dũng - 4 tuổi, cháu Nguyễn Phú Minh - 2 tuổi). Qua điều tra, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ứng Hòa bước đầu làm rõ thủ phạm gây án chính là đối tượng Nguyễn Văn Mạnh (30 tuổi, con trai ông Kim, chồng của chị Ngát).
Theo đó, Mạnh vốn bị bệnh thần kinh đang điều trị tại Viện Quân y 103. Hồi 19h30 ngày 20/9, chị Ngát lấy thuốc chữa bệnh thần kinh cho Mạnh uống. Khoảng 3h sáng 21/9, Mạnh tỉnh dậy, bị hoang tưởng rằng vợ và các con bị người khác đánh nên đã lấy giấy ướt bịt mồm, mũi chị Ngát khiến nạn nhân tử vong. Tiếp đó, Mạnh cũng dùng giấy ướt sát hại hai con.
Từ con người hiền lành đến người mắc chứng bệnh thần kinh
Hôm qua - 22/9, phóng viên báo PLVN đã tìm về thôn Miêng Hạ - nơi xảy ra thảm án này. Theo ghi nhận của chúng tôi, những người dân lương thiện nơi đây ai nấy đều bàng hoàng và không tin vào chuyện khủng khiếp dù nó đã xảy ra.
Trưởng thôn Miêng Hạ - bác Nguyễn Văn Tuyên cho biết, Mạnh sinh trưởng trong gia đình có 8 anh chị em gồm 4 trai, 4 gái. Học hết cấp hai, Mạnh nghỉ học đi làm thuê một vài nơi rồi đi xuất khẩu lao động tại Malaysia. Năm 2006, Mạnh cưới chị Đặng Thị Ngát, cô gái có hộ khẩu tại quận Hà Đông, Hà Nội. Sau đó, Mạnh và vợ chuyển lên Hà Nội làm ăn, sinh con đẻ cái. Ngày thường, Mạnh hiền lành, ít nói, ôn hòa với mọi người, không gây gổ, xích mích với ai trong thôn xóm. Mạnh là người con khá hiếu thảo, mỗi lần cha mẹ bị ốm là anh ta bỏ hết công việc để về quê thăm nom chu đáo.
“Tuy nhiên, sau khi đi nước ngoài về thì anh ta có triệu chứng mắc bệnh thần kinh. Gia đình Mạnh đã đưa anh ta đi điều trị tại Viện Quân y 103 nhưng bệnh tình chưa có chiều hướng thuyên giảm” - bác Tuyên thở dài.
Về bệnh tình của Mạnh, chị Thư (con nuôi ông Kim) nói thêm: “Gia đình đã chạy thầy, chạy thuốc, cúng bái nhưng bệnh của anh Mạnh không khỏi. Những lúc phát bệnh, anh hay lẩn thẩn, nói chuyện một mình hoặc đi lang thang. Tuy nhiên, gia đình chúng tôi chưa từng thấy anh Mạnh đánh vợ, chửi con. Anh ấy rất thương vợ con”.
Con rắn báo hiệu điềm dữ?
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi xảy ra vụ án, Mạnh và chị Ngát đang đi làm trên Hà Nội thì nghe tin ông Kim bị ốm. Như mọi khi, Mạnh tức tốc đưa vợ con về quê thăm bố. Chiều 20/9, người dân thôn Miêng Hạ còn thấy Mạnh dắt hai con đi chơi quanh xóm.
Trao đổi với PLVN, bà Nghiêm Thị Truy (65 tuổi, mẹ của Mạnh) cho hay, khoảng 12h đêm 20/9, cả nhà bà nghe thấy tiếng chó sủa. Bật điện lên, họ thấy một con rắn cạp nong cạp nia bò lổm ngổm. Mạnh và vợ đã đập chết con rắn này rồi cho vào túi nilon, vứt xuống ao sen trước nhà. Sau đó, chị Ngát vào buồng ngủ với 2 con, còn Mạnh không ngủ được do phát bệnh thần kinh.
Theo bà Truy, khoảng 3h sáng 21/9, bà tỉnh dậy và thấy Mạnh chạy hộc tốc từ buồng ngủ của vợ con ra ngõ rồi chốt cổng lại. Bà Truy cố đuổi theo con trai nhưng không được nên quay vào buồng gọi con dâu xem có chuyện gì. Không thấy chị Ngát đáp lời, bà Truy giật mình vén màn nhìn vào thì thấy chị Ngát, cháu Minh đã tắt thở, cháu Dũng cũng nằm bất động nhưng người còn ấm (nhưng sau đó không qua khỏi).
Vậy Mạnh đã chạy đi đâu? Theo Trưởng thôn Miêng Hạ - bác Nguyễn Văn Tuyên, Mạnh đã đến nhà anh Nguyễn Văn Hội (công an viên của xã, là em họ của Mạnh) trình báo về việc vợ con Mạnh bị đánh đập. “Tôi cũng đến hiện trường và thấy ba mẹ con chị Ngát vẫn nằm rất ngay ngắn như đang ngủ, không có dấu hiệu của việc dùng vũ lực hay tác động gì” - bác Tuyên thở dài.
Đau xé lòng người ở lại
Những thông tin ban đầu đều cho thấy thảm án xảy đến với chị Ngát và các con một phần lớn là do căn bệnh thần kinh, hoang tưởng của Mạnh.
Chị Đặng Thị Hằng (34 tuổi, chị ruột của chị Ngát) tâm sự: Lúc cái Ngát đòi lấy Mạnh, gia đình tôi đã phản đối vì sợ nó sẽ chịu khổ do anh ta mắc chứng trầm cảm, nhiều lúc tâm lý không bình thường. Nhưng “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”, cuối cùng cha mẹ tôi đành phải tác thành cho hai đứa nó”.
Thương con gái phải về làm dâu ở nông thôn sẽ lam lũ vất vả, cha mẹ chị Ngát đã cho vợ chồng chị một căn nhà cũ ở Ba La (Hà Đông, Hà Nội) để hàng ngày chị có thể đi chạy chợ bán tôm cá kiếm đồng ra đồng vào, để ông bà tiện trông giúp hai cháu ngoại. Trong gia đình nhỏ của mình, chị Ngát một tay lo liệu mọi việc. Mạnh không khỏe mạnh như người thường, lại có vấn đề về thần kinh nên không đỡ đần được cho vợ là mấy.
“Hôm ấy (20/9 - PV), nó (tức chị Ngát - PV) còn đi chợ đến 12h trưa mới về. Đến 2h chiều, chồng nó chở 3 mẹ con về thăm ông nội bị ốm. Mới mấy hôm trước, em tôi còn vui vẻ, còn muốn phấn đấu để xây nhà, nuôi con nên người. Chủ nhật vừa rồi, lúc đi lễ nó còn xin trời phật ban lộc để kiếm được nhiều tiền nuôi con, vậy mà...” - chị Hằng rơi nước mắt khóc thương em gái.
Văn Đức
Từ con người hiền lành đến người mắc chứng bệnh thần kinh
Hôm qua - 22/9, phóng viên báo PLVN đã tìm về thôn Miêng Hạ - nơi xảy ra thảm án này. Theo ghi nhận của chúng tôi, những người dân lương thiện nơi đây ai nấy đều bàng hoàng và không tin vào chuyện khủng khiếp dù nó đã xảy ra.
Trưởng thôn Miêng Hạ - bác Nguyễn Văn Tuyên cho biết, Mạnh sinh trưởng trong gia đình có 8 anh chị em gồm 4 trai, 4 gái. Học hết cấp hai, Mạnh nghỉ học đi làm thuê một vài nơi rồi đi xuất khẩu lao động tại Malaysia. Năm 2006, Mạnh cưới chị Đặng Thị Ngát, cô gái có hộ khẩu tại quận Hà Đông, Hà Nội. Sau đó, Mạnh và vợ chuyển lên Hà Nội làm ăn, sinh con đẻ cái. Ngày thường, Mạnh hiền lành, ít nói, ôn hòa với mọi người, không gây gổ, xích mích với ai trong thôn xóm. Mạnh là người con khá hiếu thảo, mỗi lần cha mẹ bị ốm là anh ta bỏ hết công việc để về quê thăm nom chu đáo.
Căn nhà xảy ra vụ án. |
Về bệnh tình của Mạnh, chị Thư (con nuôi ông Kim) nói thêm: “Gia đình đã chạy thầy, chạy thuốc, cúng bái nhưng bệnh của anh Mạnh không khỏi. Những lúc phát bệnh, anh hay lẩn thẩn, nói chuyện một mình hoặc đi lang thang. Tuy nhiên, gia đình chúng tôi chưa từng thấy anh Mạnh đánh vợ, chửi con. Anh ấy rất thương vợ con”.
Con rắn báo hiệu điềm dữ?
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi xảy ra vụ án, Mạnh và chị Ngát đang đi làm trên Hà Nội thì nghe tin ông Kim bị ốm. Như mọi khi, Mạnh tức tốc đưa vợ con về quê thăm bố. Chiều 20/9, người dân thôn Miêng Hạ còn thấy Mạnh dắt hai con đi chơi quanh xóm.
Trao đổi với PLVN, bà Nghiêm Thị Truy (65 tuổi, mẹ của Mạnh) cho hay, khoảng 12h đêm 20/9, cả nhà bà nghe thấy tiếng chó sủa. Bật điện lên, họ thấy một con rắn cạp nong cạp nia bò lổm ngổm. Mạnh và vợ đã đập chết con rắn này rồi cho vào túi nilon, vứt xuống ao sen trước nhà. Sau đó, chị Ngát vào buồng ngủ với 2 con, còn Mạnh không ngủ được do phát bệnh thần kinh.
Theo bà Truy, khoảng 3h sáng 21/9, bà tỉnh dậy và thấy Mạnh chạy hộc tốc từ buồng ngủ của vợ con ra ngõ rồi chốt cổng lại. Bà Truy cố đuổi theo con trai nhưng không được nên quay vào buồng gọi con dâu xem có chuyện gì. Không thấy chị Ngát đáp lời, bà Truy giật mình vén màn nhìn vào thì thấy chị Ngát, cháu Minh đã tắt thở, cháu Dũng cũng nằm bất động nhưng người còn ấm (nhưng sau đó không qua khỏi).
Vậy Mạnh đã chạy đi đâu? Theo Trưởng thôn Miêng Hạ - bác Nguyễn Văn Tuyên, Mạnh đã đến nhà anh Nguyễn Văn Hội (công an viên của xã, là em họ của Mạnh) trình báo về việc vợ con Mạnh bị đánh đập. “Tôi cũng đến hiện trường và thấy ba mẹ con chị Ngát vẫn nằm rất ngay ngắn như đang ngủ, không có dấu hiệu của việc dùng vũ lực hay tác động gì” - bác Tuyên thở dài.
Đau xé lòng người ở lại
Những thông tin ban đầu đều cho thấy thảm án xảy đến với chị Ngát và các con một phần lớn là do căn bệnh thần kinh, hoang tưởng của Mạnh.
Chị Đặng Thị Hằng (34 tuổi, chị ruột của chị Ngát) tâm sự: Lúc cái Ngát đòi lấy Mạnh, gia đình tôi đã phản đối vì sợ nó sẽ chịu khổ do anh ta mắc chứng trầm cảm, nhiều lúc tâm lý không bình thường. Nhưng “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”, cuối cùng cha mẹ tôi đành phải tác thành cho hai đứa nó”.
Thương con gái phải về làm dâu ở nông thôn sẽ lam lũ vất vả, cha mẹ chị Ngát đã cho vợ chồng chị một căn nhà cũ ở Ba La (Hà Đông, Hà Nội) để hàng ngày chị có thể đi chạy chợ bán tôm cá kiếm đồng ra đồng vào, để ông bà tiện trông giúp hai cháu ngoại. Trong gia đình nhỏ của mình, chị Ngát một tay lo liệu mọi việc. Mạnh không khỏe mạnh như người thường, lại có vấn đề về thần kinh nên không đỡ đần được cho vợ là mấy.
“Hôm ấy (20/9 - PV), nó (tức chị Ngát - PV) còn đi chợ đến 12h trưa mới về. Đến 2h chiều, chồng nó chở 3 mẹ con về thăm ông nội bị ốm. Mới mấy hôm trước, em tôi còn vui vẻ, còn muốn phấn đấu để xây nhà, nuôi con nên người. Chủ nhật vừa rồi, lúc đi lễ nó còn xin trời phật ban lộc để kiếm được nhiều tiền nuôi con, vậy mà...” - chị Hằng rơi nước mắt khóc thương em gái.
Văn Đức