Chữ cổ Ai Cập trên giấy cói lần đầu ra mắt tại bảo tàng

(PLO) -Bảo tàng Ai Cập tại Cairo lần đầu tiên tổ chức buổi trưng bày về chữ viết ra đời sớm nhất từ thời Ai Cập cổ đại, được tìm thấy trên giấy cói (papyrus), trình bày chi tiết về công trình Kim Tự Tháp Giza. Có thể nói, tờ giấy cói này đã thể hiện một hệ thống hành chính rất hiệu quả dưới thời vua Khufu.
Tờ giấy cói được trưng bày tại bảo tàng Ai Cập ở Cairo.
Tờ giấy cói được trưng bày tại bảo tàng Ai Cập ở Cairo.

Theo AP dẫn thông tin từ Bộ di tích khảo cổ học, giấy cói này được tìm thấy gần cảng Wadi el-Jarf, cách 25km phía Nam vịnh Suez của thành phố Zafarana.

Đội khảo cổ Pháp-Ai Cập tìm ra giấy tờ cổ kể về cuộc sống hàng ngày của công nhân cảng vận chuyển những viên đá vôi lớn đến Cairo dưới thời trị vì của vua Khufu để xây Kim Tự Tháp – công trình khu lăng mộ của nhà vua. 

Được biết, tài liệu tìm thấy là “quyển nhật ký của quan chức chính phủ Merer với số liệu và chi tiết hành chính”.

Ngoài ra nó còn cung cấp số liệu thu ở các tỉnh khác nhau của Ai Cập về việc trả tiền lương cho công nhân xây kim tự tháp, những tài liệu này được viết bằng màu đỏ, còn tiền lương trả công nhân viết bằng màu đen.

Đọc thêm