Tại đây sẽ trưng bày giới thiệu một số công đoạn làm tơ của nghệ nhân; Trình diễn thời trang “Tiếng tơ” của Nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy - Thương hiệu Trịnh Fashion; Nhà thiết kế La Hằng - Thương hiệu Áo dài La Hằng; Nhà thiết kế Thùy Anh - Thương hiệu TAF; Tọa đàm “Câu chuyện tiếng tơ” với sự tham gia của các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân và các nhà thiết kế; Biểu diễn âm nhạc nghệ thuật “Chuyện nhạc tiếng tơ” của nhóm Đông Kinh cổ nhạc.
Các hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm bảo tồn các giá trị di sản, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. |
Bên cạnh sự tham gia diễn xướng, thuyết minh của các nghệ nhân dệt tơ, trong dịp này, nhiều sản phẩm được làm bằng tơ cũng sẽ được trưng bày, giới thiệu với những thủ pháp sản xuất mang hơi thở hiện đại. Đó chính là sức sống của nghề dệt tơ Hà Nội nói riêng và của nghề truyền thống này nói riêng.
Tọa đàm “Câu chuyện tiếng tơ” với sự tham gia của các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ nhân và các nhà thiết kế |
Tại Đình Kim Ngân cũng diễn ra triển lãm ảnh với chủ đề “Di sản trong lòng Hà Nội” của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Lê Bích, với hơn 12 năm cầm máy ảnh, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích đặc biệt yêu mến các làng nghề truyền thống, anh đã đi và trải nghiệm, qua đó, tích lũy vốn kiến thức sâu về các làng nghề, phố nghề, các nghệ nhân, cũng như các giá trị xưa cũ, truyền thống đang có nguy cơ mai một.
Cũng trong chuỗi hoạt động văn hóa “Tiếng tơ”, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng sư thầy Thích Chỉnh Tuệ trưng bày giới thiệu 30 tác phẩm Thi - Thư - Họa miêu tả vẻ đẹp hoa Sen của sư thầy. Các hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm bảo tồn các giá trị di sản, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung. Đồng thời tăng cường hợp tác giao lưu giữa các địa phương có các điểm di sản trong cả nước trong việc trao đổi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.