Cố đô Huế - In đậm dấu ấn thời niên thiếu của Bác Hồ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong khoảng thời gian 10 năm sinh sống và học tập ở Thừa Thiên Huế, di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho địa phương là tình yêu thương bao la cùng hệ thống di tích lưu niệm vô cùng quý giá về Người. Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn trân trọng, gìn giữ và phát huy giá trị di sản của Người để lan tỏa và truyền lại cho thế hệ mai sau.
Tượng đài Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Thừa Thiên Huế.
Tượng đài Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Thừa Thiên Huế.

Thuở thiếu thời, có hai lần Bác theo cha đến sống trên đất Huế trong thời gian gần 10 năm. Lần đầu từ năm 1895 - 1901 với cái tên Nguyễn Sinh Cung, lần hai từ năm 1906 - 1909, khi đã ở tuổi thanh niên và mang tên Nguyễn Tất Thành. Mười năm so với cuộc đời 79 mùa Xuân của Bác không phải là dài, nhưng đây lại là thời gian đặc biệt có ý nghĩa đối với nhận thức khởi đầu của một con người, đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học, những năm tháng đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh”.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có gần 20 di tích và cụm di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong đó có 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt và 5 di tích cấp tỉnh. Hệ thống di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt gồm: Trường Quốc Học Huế; Nhà lưu niệm Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan (TP Huế); Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nổ; và đình làng Dương Nổ (xã Phú Dương, TP Huế).

Nhà Bác đơn sơ một góc vườn

Di tích Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan (TP Huế) là ngôi nhà đầu tiên Nguyễn Sinh Cung đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ 1 từ 1895 - 1901. Ngôi nhà được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 2/2/1993.

Di tích Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan (TP Huế).

Di tích Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan (TP Huế).

Năm 1895, cụ Nguyễn Sinh Sắc đưa gia đình vào Huế sinh sống để có điều kiện theo học Trường Quốc Tử Giám, chuẩn bị bài vở cho kỳ thi Hội tiếp theo. Được người quen giới thiệu, gia đình cụ Sắc đã thuê được một căn nhà nhỏ nằm trong khu vực thành nội.

Đây là một ngôi nhà gỗ rộng ba gian, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế với mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch vồ, mặt trước là hệ thống cửa bản khoa "thượng song, hạ đố", nối với nhà chính là nhà bếp, vách trát đất.
Đây là một ngôi nhà gỗ rộng ba gian, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế với mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch vồ, mặt trước là hệ thống cửa bản khoa "thượng song, hạ đố", nối với nhà chính là nhà bếp, vách trát đất.
Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh. Ngôi nhà này đã chứng kiến những năm tháng đèn sách của thân phụ Bác khi học ôn thi trường tại Quốc Tử Giám, những nhọc nhằn của thân mẫu Bác khi nuôi chồng và con ăn học. Người em kế của Bác - Nguyễn Sinh Xin cũng sinh ra ở đây.

Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh. Ngôi nhà này đã chứng kiến những năm tháng đèn sách của thân phụ Bác khi học ôn thi trường tại Quốc Tử Giám, những nhọc nhằn của thân mẫu Bác khi nuôi chồng và con ăn học. Người em kế của Bác - Nguyễn Sinh Xin cũng sinh ra ở đây.

Gian giữa nhà với bộ trường kỷ gỗ để gia đình Bác tiếp khách, các con học hành.

Gian giữa nhà với bộ trường kỷ gỗ để gia đình Bác tiếp khách, các con học hành.

Nghiên mực, bút lông của cụ Nguyễn Sinh Sắc để trau dồi kinh sử.

Nghiên mực, bút lông của cụ Nguyễn Sinh Sắc để trau dồi kinh sử.

Những hiện vật giản dị bên trong ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan.

Những hiện vật giản dị bên trong ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan.

Trong ngôi nhà hiện nay có một khung dệt, một xa sợi được tái tạo bước đầu theo đúng khung dệt và xa sợi ở nhà Bác tại Kim Liên, chiếc giá sách của ông đồ Sắc, chiếc xa quay, khung cửi, cánh võng, nón lá, yếm, khăn, đôi quang gánh của bà Hoàng Thị Loan, cho đến chiếc đĩa đèn dầu, nồi niêu, bát, đĩa…

Chậu rửa mặt ở nhà bếp.

Chậu rửa mặt ở nhà bếp.

Những vật dụng sinh hoạt còn lưu giữ tại nhà lưu niệm.

Những vật dụng sinh hoạt còn lưu giữ tại nhà lưu niệm.

Khung cửi của bà Hoàng Thị Loan ở gian bếp.

Khung cửi của bà Hoàng Thị Loan ở gian bếp.

Giai đoạn sống tại ngôi nhà này Chủ tịch Hồ Chí Minh còn rất nhỏ, nhưng những kỷ niệm tại đây đã in sâu trong tâm khảm của Người. Đó là hình ảnh người cha mẫu mực, nghiêm khắc, tấm gương sáng cho các con trên con đường học hành, chinh phục tri thức. Tại đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã chăm lo đèn sách, tham gia học tập tại Trường Quốc Tử Giám, dự thi Hội hai lần, khoa Mậu Tuất (1898) và khoa Tân Sửu (1901), lấy được học vị Phó bảng vẻ vang cho gia đình, dòng họ, quê hương.

Ngôi nhà cũng ghi đậm kỷ niệm buồn đau trong trái tim Người với nỗi đau mất mẹ, tiếng khóc khát sữa của em thơ. Năm 1900, cũng chính trong ngôi nhà này, khi ông Sắc làm thư ký tại Thanh Hóa, bà Loan đã qua đời trong cảnh cơ hàn khi mới 33 tuổi vào ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 10/2/1901). Sau đó bé Xin vì khát sữa mẹ, quá yếu và cũng đi theo mẹ. Mẹ và em mất khi cha và anh vắng nhà. Ngôi nhà nhỏ trong thành nội ngập trong đau thương, nỗi đau ấy Nguyễn Sinh Cung phải chịu gấp bội phần vì chỉ có một mình không có người ruột thịt bên cạnh.

Ngôi nhà ở làng Dương Nỗ, nơi Bác Hồ có những năm tháng sinh sống cùng cha và anh trai ở Thừa Thiên Huế.

Ngôi nhà ở làng Dương Nỗ, nơi Bác Hồ có những năm tháng sinh sống cùng cha và anh trai ở Thừa Thiên Huế.

Rời nhà Bác ở đường Mai Thúc Loan, xuôi theo dòng Phổ Lợi, chúng tôi về làng Dương Nỗ, xã Phú Dương (TP Huế), thăm ngôi nhà cũng gắn bó nhiều kỷ niệm tuổi ấu thơ của Bác khi Người cùng cha và anh trai sống trong các năm 1898 - 1900. Ngôi nhà lưu niệm ở làng Dương Nỗ đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định 296/VH-QĐ ngày 26/3/1990.

Hai bên lối vào cổng có hai hàng cây đẹp mắt.

Hai bên lối vào cổng có hai hàng cây đẹp mắt.

Ngôi nhà ở làng Dương Nỗ nơi Bác cùng cha và anh sinh sống được lợp mái tranh giản dị nằm nép mình bên dòng sông Phổ Lợi hiền hòa, vách ghép ván, được dựng theo kiểu 3 gian 2 chái truyền thống của người Huế.

Ngôi nhà ở làng Dương Nỗ nơi Bác cùng cha và anh sinh sống được lợp mái tranh giản dị nằm nép mình bên dòng sông Phổ Lợi hiền hòa, vách ghép ván, được dựng theo kiểu 3 gian 2 chái truyền thống của người Huế.

Cửa hiên bếp nhìn ra sân.

Cửa hiên bếp nhìn ra sân.

Những kỷ vật trong ngôi nhà gắn liền với thời thơ ấu của Bác Hồ.

Những kỷ vật trong ngôi nhà gắn liền với thời thơ ấu của Bác Hồ.

Nhà lưu niệm Bác Hồ mang vẻ đẹp bình dị như chính cuộc đời của Bác.

Nhà lưu niệm Bác Hồ mang vẻ đẹp bình dị như chính cuộc đời của Bác.

Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, ông Nguyễn Sinh Sắc đã được ông Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy học (tại làng Dương Nỗ). Hai anh em Khiêm, Cung theo cha về đây, để ông Sắc có điều kiện dạy học cho hai con đã đến tuổi học chữ.

Đồ đạc trong nhà đơn sơ giản dị, ở giữa kê bộ phản gỗ gõ để ông Sắc ngồi dạy học, ở góc trong, gian bên trái có kê giường gỗ, dát tre - nơi hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung thường nằm.

Đồ đạc trong nhà đơn sơ giản dị, ở giữa kê bộ phản gỗ gõ để ông Sắc ngồi dạy học, ở góc trong, gian bên trái có kê giường gỗ, dát tre - nơi hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung thường nằm.

Tại ngôi nhà này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm được chính người thầy và cũng là người cha của mình khai tâm bằng những bài học đầu tiên về chữ “Nhân,” chữ “Nghĩa” và về đạo đức làm người. Hai năm theo học cùng cha tại đây, cậu bé Nguyễn Sinh Cung tiếp thu rất nhanh, trở thành học trò thông minh xuất sắc của lớp.

Trong ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ còn lưu giữ những đồ dùng sinh hoạt của gia đình Người như: bộ phản gỗ nơi ông Nguyễn Sinh Sắc ngồi dạy học, chiếc giường gỗ dát tre - nơi hai anh em Khiêm, Cung thường nằm..

Cách đó không xa là Đình làng Dương Nỗ, nơi Bác Hồ thường ra ngồi học, vui chơi, quan sát và tìm hiểu về lịch sử ngôi đình cũng như đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân trong làng.

Cách đó không xa là Đình làng Dương Nỗ, nơi Bác Hồ thường ra ngồi học, vui chơi, quan sát và tìm hiểu về lịch sử ngôi đình cũng như đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân trong làng.

Khi Nguyễn Sinh Cung theo cha về sống ở đây, Người thường ra Bến Đá tắm giặt và ngồi hóng mát.

Khi Nguyễn Sinh Cung theo cha về sống ở đây, Người thường ra Bến Đá tắm giặt và ngồi hóng mát.

Gắn với tuổi thơ của Bác ở làng Dương Nỗ là nhiều di tích lưu giữ tuổi thơ của Người như: miếu Am Bà, di tích Bến Đá, đình làng...

Gắn với tuổi thơ của Bác ở làng Dương Nỗ là nhiều di tích lưu giữ tuổi thơ của Người như: miếu Am Bà, di tích Bến Đá, đình làng...

Riêng ở Dương Nỗ, tuy sống ở đó không dài, chỉ hơn hai năm so với 10 năm cùng gia đình sống ở Huế. Nhưng sau này, khi gặp các cán bộ Thừa Thiên Huế, Bác vẫn nhắc nhớ về ngôi đình làng Dương Nỗ, Bến Đá, Am Bà và những nơi Người thường lui tới thời ấu thơ.

Hiện nay, Cụm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ đã trở thành địa chỉ đỏ, địa điểm về nguồn, giáo dục truyền thống. Những giá trị vật chất và tinh thần mà di tích chứa đựng là tri thức quý giá góp phần trong công tác tuyên truyền, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, Cụm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ đã trở thành địa chỉ đỏ, địa điểm về nguồn, giáo dục truyền thống. Những giá trị vật chất và tinh thần mà di tích chứa đựng là tri thức quý giá góp phần trong công tác tuyên truyền, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Mảnh đất Cố đô ươm mầm “hạt giống đỏ” cách mạng

Một địa điểm cũng gắn liền với Bác ở mảnh đất Huế chính là ngôi trường THPT Chuyên Quốc học Huế (tọa lạc ở đường Lê Lợi, TP Huế). Đây là một trong những ngôi trường THPT lâu đời nhất Việt Nam (sau THPT Lê Quý Đôn ở TP HCM và THPT Nguyễn Đình Chiểu ở TP Mỹ Tho).

Trường Quốc Học Huế, nơi thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có những năm tháng miệt mài học tập và tham gia hoạt động phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20.

Trường Quốc Học Huế, nơi thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có những năm tháng miệt mài học tập và tham gia hoạt động phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20.

Tháng 5/1906, cụ Nguyễn Sinh Sắc đem hai con trai Nguyễn Tất Đạt (còn có tên là Nguyễn Sinh Khiêm), Nguyễn Tất Thành từ Nghệ An vào Huế để nhậm chức và xin cho hai con vào học Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba.

Hiện nay, tại vị trí trường cũ là khuôn viên của vườn hoa Đông Ba, đường Phan Đăng Lưu, phường Đông Ba, TP Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã dựng bia kỷ niệm, lưu lại dấu ấn về thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh từng học ở Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Di tích lịch sử địa điểm Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba đã được UBND tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2460/QĐ-UBND ngày 28/10/2008.

Hiện nay, tại vị trí trường cũ là khuôn viên của vườn hoa Đông Ba, đường Phan Đăng Lưu, phường Đông Ba, TP Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã dựng bia kỷ niệm, lưu lại dấu ấn về thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh từng học ở Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Di tích lịch sử địa điểm Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba đã được UBND tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2460/QĐ-UBND ngày 28/10/2008.

Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị trung học tại trường Quốc học khoá 1908 - 1909. Tại đây, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lĩnh hội được bản chất chế độ thực dân cùng các vấn đề chính trị, xã hội đương thời. Do vậy, khi các trào lưu yêu nước ở Thừa Thiên Huế dâng cao, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước thiết tha của Nguyễn Tất Thành có dịp bùng phát.

Bức tượng người học sinh ưu tú Nguyễn Tất Thành được đặt trang trọng ở trung tâm khuôn viên Trường THPT chuyên Quốc Học Huế.

Bức tượng người học sinh ưu tú Nguyễn Tất Thành được đặt trang trọng ở trung tâm khuôn viên Trường THPT chuyên Quốc Học Huế.

Di tích toà Khâm sứ Trung Kỳ, ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Hiện nay khu vực này là khuôn viên trường Đại học Sư phạm.

Di tích toà Khâm sứ Trung Kỳ, ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Hiện nay khu vực này là khuôn viên trường Đại học Sư phạm.

Di tích toà Khâm sứ Trung Kỳ, ở bờ nam sông Hương, TP Huế, từ năm 1945 trở về trước, nơi đây là tòa Khâm sứ Trung Kỳ - cơ quan quyền lực cao nhất của thực dân Pháp ở Miền Trung. Nơi đây chứng kiến người học trò ưu tú của Trường Quốc học - Nguyễn Tất Thành đứng trong hàng ngũ biểu tình chống thuế, nói lên tiếng nói chính nghĩa, đòi quyền được sống, quyền được làm người. Từ phong trào đấu tranh của Nhân dân, Người cũng đã nhận rõ bản chất của kẻ thù, từ đó quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Đây chính là sự kiện đánh dấu sự chuyển biến từ ý thức yêu nước sang hành động yêu nước của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Hiện nay khu vực này là khuôn viên trường Đại học Sư phạm.

Sau sự kiện phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở Huế và miền Trung tháng 4/1908, Nguyễn Tất Thành tạm biệt mái trường Quốc học và đi dần về phía nam theo con đường của riêng mình.

Bảo tàng Hồ Chí Minh ở tại địa chỉ số 07 Lê Lợi, Thành phố Huế.

Bảo tàng Hồ Chí Minh ở tại địa chỉ số 07 Lê Lợi, Thành phố Huế.

Riêng bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế có vị trí rất quan trọng vì nơi đây là nơi Bác sinh sống, học tập và hun đúc tình yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, bước đệm đến một nhân cách vĩ đại.

Một góc trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

Một góc trưng bày trong Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

Hàng năm, bằng các loại hình trưng bày tại chỗ và triển lãm lưu động, bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã phục vụ và đón rất nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, tìm hiểu và nghiên cứu.

Đây không chỉ là nơi trưng bày hiện vật, tài liệu, giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp, mà còn là một trong những trung tâm sinh hoạt văn hóa, tinh thần của Nhân dân toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.