Có giải được "bài toán trung thực" ở kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Đề thi Ngữ văn có câu yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội. Theo thầy giáo Nguyễn Tuấn Minh, trường THPT Marie Curie, đây là câu hỏi hay, có đủ “đất” để học sinh “phóng bút”. Từ góc độ khác, dư luận cho rằng sự trung thực và giả dối không chỉ là “câu hỏi” dành riêng cho thí sinh...  
[links()]Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 đã kết thúc, đa số thí sinh nhận xét đề thi không khó và dự đoán tiếp tục có một kỳ thi “thành công” với tỉ lễ đỗ “ngất ngưởng” gần 100%. Vậy có cần thiết hàng năm phải tổ chức một kỳ thi tốn kém như thế vẫn là câu hỏi khiến dư luận băn khoăn?.
Đề thi tốt nghiệp ở mức "không học tí nào mới bị trượt"
Hiệu ứng... ngược?
Kì thi tốt nghiệp năm nay Bộ GD&ĐT tiếp tục chủ trương ra đề thi theo hướng “mở”, với mục đích giảm sức ép học thuộc lòng, gợi mở kỹ năng vận dụng, sáng tạo của thí sinh. 
Ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT): Thí sinh có 7 ngày để phúc khảo 
“Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi, không tính đến điều kiện chênh lệch điểm của bài thi với điểm trung bình môn học lớp 12 như trước đây. Bộ GD&ĐT quy định, sau khi biết kết quả tốt nghiệp THPT 7 ngày, thí sinh có quyền yêu cầu xin phúc khảo bài thi.
Sau 10 ngày có đơn của thí sinh xin phúc khảo, Sở GD&ĐT phải lập hội đồng chấm phúc khảo bài thi của thí sinh để thí sinh có kết quả trước khi kỳ thi ĐH, CĐ 2012 bắt đầu. 
Năm nay, Bộ GD&ĐT không quy định chấm chéo bài thi tự luận giữa các tỉnh, thành phố nhưng tổ chức chấm chéo trong nội bộ tỉnh, thành để đảm bảo giáo viên không chấm bài thi tự luận của học sinh trường phổ thông mà mình giảng dạy.Việc tổ chức thi và thông báo kết quả thi sẽ do Sở GD&ĐT các tỉnh, thành công bố trước kỳ thi ĐH, CĐ 2012”.
Đề thi Ngữ văn, câu 2 yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”. Theo thầy giáo Nguyễn Tuấn Minh, trường THPT Marie Curie, đây là câu hỏi hay, có đủ “đất” để học sinh “phóng bút”. 
Tuy nhiên, từ góc độ khác, dư luận lại cho rằng sự trung thực và giả dối không chỉ là “câu hỏi” dành riêng cho thí sinh. 
Kỳ tốt nghiệp năm nào, ngành GD&ĐT cũng phải đau đầu đối phó với nạn gian lận và thiếu trung thực trong thi cử. 
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 từng xảy ra sự kiện 11 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bắt tay nhau để chấm điểm nới lỏng cho các thí sinh. “ Khi chính các thầy giáo còn… chưa trung thực thì rất khó yêu cầu HS “giải” bài toán về sự trung thực. Nếu không cẩn thận, đề văn lại trở nên "sáo" và đưa HS đến chỗ nói dối, viết dối”- một phụ huynh học sinh tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Gia Thiều băn khoăn.
Một điều đáng buồn nữa, mặc dù đề thi đề cập đến vấn đề trung thực nhưng ngay trước và trong kỳ thi, sự “thiếu trung thực” vẫn hiển hiện. 
Ngay sát ngày thi tốt nghiệp đầu tiên, nhiều thí sinh dự thi tại khắp các tỉnh thành trên toàn quốc vẫn đi mua “phao”... "phòng thân". Trong 3 ngày thi, thí sinh vẫn vô tư “dắt phao” dù biết rõ đây là hành vi gian lận. Thí sinh và giám thị vẫn bị đình chỉ thi vì những hành vi đó. Thậm chí, dù trường thi xem ra rất yên ắng, nghiêm túc, nhưng phía trong mỗi phòng thi chỉ là sự nhắc nhở nhẹ nhàng của giám thị trước những hành vi quá lộ liễu mà thôi...
Tỷ lệ sẽ... ngất ngưởng?
Với việc vi phạm giảm mạnh, đề thi bám sát nột dung học, tỷ lệ thí sinh làm bài khá tốt, dư luận có thể dự đoán trước được tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm 2012 sẽ lên đến con số sấp xỉ 100% và gần tương tự như những năm trước đó. Nhiều người đặt lại ra câu hỏi, có nên tiếp tục duy trì một kỳ thi tốt kém mà tỷ lệ năm nào cũng cao “ngất ngưởng” như thế không?
Theo ông Nguyễn Tu Tập, hiệu trưởng trường THPT Sóc Sơn- Chủ tịch hội đồng thi Yên Viên, nhận xét có môn đề thi còn dễ hơn thi học kỳ… nên nhiều thí sinh làm được bài. Điểm 9, 10 sẽ không quá “khó tìm”. Dự báo năm nay tỷ lệ đỗ tốt nghiệp có khả năng cao như năm trước ( tỷ lệ tốt nghiệp năm 2011 là 95,72%), thậm chí cao hơn. Và với đề thi như vậy, chỉ những em không chịu học gì mới trượt mà thôi.

Có luồng ý kiến cho rằng, bỏ ra nhiều tỷ đồng, huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia phục vụ kỳ thi, chưa kể tạo tâm lý căng thẳng cho các thí sinh và gia đình… để cuối cùng chỉ để tìm ra vài ba thí sinh trượt tốt nghiệp là quá lãng phí. 

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Tập, thi tốt nghiệp là để đánh giá thí sinh dựa trên một mức chuẩn nhất định toàn quốc nên chưa thể bỏ được.
Một hiệu trưởng trường THPT đặt vấn đề: “Học tập suốt 12 năm, nhưng đánh giá chỉ trong ba ngày với sáu môn thi là điều cần xem lại”. Ngoài căng thẳng tâm lý, lại thêm nhiều yếu tố may rủi, thí sinh nào nhỡ ốm đau đúng vào dịp thi tốt nghiệp thì quá thiệt, chưa kể tai nạn giao thông. Thống kê mấy năm trước cho thấy, mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT loại ra 5 – 7% thí sinh, thì việc loại ra này chẳng có tác dụng gì thiết thực mà đối với cá nhân là một tổn thương tinh thần lớn.
Trả đời vấn đề này Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, hiện nay Bộ GD&ĐT đang tiếp tục đổi mới giáo dục và đưa vào áp dụng nhiều hình thức đánh giá học sinh trong nhà trường không chỉ qua thi cử. Thứ trưởng Hiển khẳng định: “Ít nhất đến năm 2015 vẫn có thi tốt nghiệp. Sau năm 2015, khi thực hiện thay đổi SGK, đổi mới giáo dục, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện nhiều thay đổi, hình thức thi để cân nhắc xem có nên giữ hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không.”
Uyên Na

Đọc thêm