Công an Hà Nội: Triển khai mô hình 141 mới với 54 tổ công tác ở các quận, huyện

(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, trong phiên chất vấn, một đại biểu phản ánh, hiện nay tình hình chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ tại TP còn nhiều phức tạp.
Trung tướng Nguyễn Hải Trung trả lời một số nội dung đại biểu quan tâm tại phiên chất vấn HĐND. (Ảnh: Gia Huy)

Qua báo cáo của UBND TP và theo dõi báo chí phản ánh, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, các phương tiện giao thông dừng đỗ trái phép còn phổ biến. Năm 2024, tai nạn giao thông tăng 2 tiêu chí về số người và số người bị thương. Năm 2024 còn nổi lên tình trạng thanh, thiếu niên sử dụng xe gắn máy để đua xe. Đại biểu đề nghị Giám đốc Công an TP cho biết nguyên nhân, giải pháp giải quyết tình trạng trên.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an Hà Nội cho biết, theo chức năng lực lượng công an nói chung, cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng thì có hai nhóm mục tiêu cơ bản trong việc bảo đảm TTATGT là: Giảm tai nạn (giảm số vụ, giảm số người chết, giảm số người bị thương); giảm ùn tắc giao thông. Từ đó, các công việc cụ thể triển khai gồm: Tuyên truyền, giáo dục và tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Với tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, dừng, đỗ trái phép còn nhiều như đại biểu nêu, trong năm 2024, Công an TP đã xử lý lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn, tín hiệu giao thông trên 8.000 trường hợp (tăng trên 1.800 trường hợp so với cùng kỳ 2023, tương đương 34,7%); xử phạt trên 9.590 trường hợp đi vào đường cấm, đường ngược chiều (tăng trên 2.700 trường hợp so với cùng kỳ 2023, tương đương 56,8%).

Với nhóm phương tiện ô tô kinh doanh vận tải đỗ, dừng, đỗ, đón trả khách không đúng quy định, Công an TP đã xử lý trên 13.290 trường hợp ô tô kinh doanh vận tải vi phạm TTATGT. Trong đó có trên 10.280 trường hợp vi phạm dừng, đỗ; 450 trường hợp đón trả khách sai quy định; phạt tiền ước tính hơn 97 tỷ đồng (tăng 1.090 trường hợp so với năm 2023).

Liên quan tình trạng học sinh, thanh, thiếu niên vi phạm TTATGT, lạng lách, đua xe, đánh võng mang theo hung khí, gây rối trật tự công cộng, năm qua Công an TP đã xử lý 129 vụ với hơn 1.000 trường hợp, tăng hơn 30% so với cùng kỳ 2023.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, đây là vấn đề nhức nhối không chỉ với Hà Nội mà của cả toàn quốc. Vừa qua, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị hội ý chuyên đề để xử lý việc này. Ở Hà Nội, có cả việc thanh, thiếu niên từ tỉnh khác kéo về Hà Nội.

Để có những giải pháp căn cơ, hiệu quả hơn, tướng Trung cho biết, Công an TP đã thành lập, ra mắt, triển khai mô hình 141 mới với 54 tổ 141 công tác ở các quận, huyện. Công an TP xác định đây là lực lượng nòng cốt xử lý vấn đề ngay từ địa bàn. “Kết hợp nhiều cách làm khác, sau 6 tháng vấn đề này sẽ giảm”, Trung tướng Nguyễn Hải Trung nói.

Giám đốc Công an TP cũng cho biết, với học sinh vi phạm ATGT trong 11 tháng năm 2024, Công an TP đã xử lý trên 17.180 trường hợp, phạt tiền ước hơn 8,4 tỷ đồng, tạm giữ hơn 7.800 phương tiện. Trung tướng Trung đánh giá tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để, đã tồn tại nhiều năm.

“Năm qua, Công an TP đã rất tích cực, chủ động trong việc này, ví dụ như thành lập thêm 10 tổ công tác kết hợp nhiều lực lượng để xử lý”, ông Trung chia sẻ và phân tích rõ nguyên nhân của tình trạng này là do: Ý thức người tham gia giao thông có chuyển biến nhưng chưa nhiều; hạ tầng giao thông chưa phát triển đồng bộ, tương thích với sự gia tăng số người và số phương tiện; lực lượng CSGT còn mỏng, ứng dụng công nghệ điều hành giao thông, xử lý vi phạm giao thông còn hạn chế, mức độ...

Đọc thêm