Được thành lập ngày 13/07/2017 với tiền thân là Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Fintech Green hoạt động trong lĩnh vực công nghệ Fintech, Agritech, Edutech, chuyên M&A các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng quỹ vườn ươm Startups, F&B, Bất động sản, sàn cổ phiếu điện tử, số hoá tài sản. Ngay từ những ngày đầu thành lập, thông điệp của Công ty đã rất rõ ràng: phấn đấu trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế trên thế giới; xây dựng thành công chuỗi giá trị đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt.
Với phương châm như vậy, 2 năm qua, FGI đã tập trung trí tuệ và nguồn lực “Hợp tác phát triển” nhằm không ngừng nâng cao “Uy tín, chất lượng và hiệu quả” trong kinh doanh, trong hoạt động xã hội.
Các dịch vụ của FGI được dựa trên nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ khách hàng và đối tác trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, với mục tiêu sẽ trở thành một tập đoàn đa ngành nghề gồm sản xuất, đầu tư, xuất nhập khẩu, phân phối và cung ứng dịch vụ thương mại có thương hiệu uy tín tại thị trường Việt Nam với giá trị và lợi ích cốt lõi của công ty đến từ thị trường nội địa trên cơ sở gắn kết với sự phát triển và đảm bảo các tiêu chí phát triển của thị trường khu vực và thế giới.
Hiện nay, đối tác của Công ty Cổ phần đầu tư Fintech Green rất phong phú, đa dạng, trải nhiều trên các lĩnh vực: Đó là Công ty APR, một công ty có trụ sở tại Mỹ; Tập đoàn PHI GROUP; Công ty TNHH Blockchain Center; hợp tác xây dựng và phát triển Trung tâm tiếng Anh Celina English School; Công ty CP TM&DV 9life Việt Nam….
Mới đây, một trong những hoạt động Công ty Cổ phần đầu tư Fintech Green tham gia là Tọa đàm “Pháp luật và khởi nghiệp sáng tạo”. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” do Bộ Tư pháp tổ chức.
Tọa đàm được tổ chức với sự có mặt của các chuyên gia và các doanh nghiệp khởi nghiệp về lĩnh vực Fintech và công nghệ Blockchain, nhằm nhận diện những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới định hướng phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam; qua đó xác định nhu cầu và đề xuất các định hướng lớn trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để khai thác những lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đồng thời ứng phó với những mặt trái do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này mang lại.
Tọa đàm đã nhận được nhiều tham luận và ý kiến đóng góp có chất lượng của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học. Các ý kiến tập trung nhận diện các vấn đề pháp lý mới phát sinh; đánh giá mức độ thích ứng của hệ thống pháp luật Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đề xuất các định hướng lớn cũng như các giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan tới quyền tài sản, sở hữu trí tuệ, đầu tư mạo hiểm, Fintech, Regtech, Blockchain, tài sản số, đề xuất giải pháp áp dụng thử nghiệm trong phạm vi hạn chế (sandbox), qua đó góp phần trong việc quản trị rủi ro, kiểm soát những tác động bất lợi; đồng thời tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
|
Ông Đoàn Trung Duy – Chủ tịch HĐQT Công ty CPĐT Fintech Green |
Ông Đoàn Trung Duy – Chủ tịch HĐQT Công ty CPĐT Fintech Green nhận định cuộc CMCN lần thứ tư làm thay đổi nội hàm khái niệm cốt lõi trong pháp luật dân sự kinh tế đó là “tài sản". Nhiều khái niệm mới được ra đời đòi hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp cần thích ứng với những khái niệm đó, sẽ có nhiều vấn đề đặt ra. Qua toạ đàm này Công ty FGI muốn truyền đến cộng đồng một thông điệp rằng “Mọi sự biến đổi của thế giới ở bất kỳ cuộc cách mạng công nghiệp nào, người Việt Nam chúng ta luôn luôn biết tìm cách thích ứng và khẳng định vị thế của mình trong sự biến đổi đó”.