Theo các chuyên gia, con số thực sự có khả năng cao hơn đáng kể, do tỷ lệ xét nghiệm khác nhau, sự chậm trễ và không báo cáo.
Đây là 15 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất: Mỹ: 1,548,646 người nhiễm/93,214 người chết; Nga: 308.705/2.972; Brazil: 271.628/17.971; Vương quốc Anh: 249.616/35.785; Tây Ban Nha: 232.555/27.888; Ý: 227.364/32.330; Pháp: 181.700/28.135; Đức: 178.473/8.144; Thổ Nhĩ Kỳ: 152.587/4.222; Iran: 126.949/7.183; Ấn Độ: 112.028/3.434; Peru: 104.020/3.024; Trung Quốc: 84.063/4.638; Canada: 81.530/6.147; Ả Rập Saudi: 62.545/339.
Ngày qua, thế giới chứng kiến sự gia tăng hàng ngày cao nhất trong các trường hợp được xác nhận cho đến nay - với 106.000 trường hợp trong 24 giờ. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cảnh báo rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc. “Chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài để đi trong đại dịch này. Chúng tôi rất lo ngại về các trường hợp gia tăng ở các nước thu nhập thấp và trung bình”, đại diện WHO nói.
Trong khi đó, Ttiến sĩ Andrea Ammon - Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu - cơ quan chịu trách nhiệm tư vấn cho các chính phủ, kể cả Vương quốc Anh, về kiểm soát dịch bệnh - đã nói rằng châu Âu nên chuẩn bị cho một đợt nhiễm bệnh thứ hai – vấn đề là khi nào và mức độ thế nào mà thôi.
“Nhìn vào các đặc điểm của virus, điều không thú vị lắm là từ 2% đến 14% dân số có khả năng miễn dịch, vẫn còn 85% đến 90% dân số dễ bị ảnh hưởng. Tôi không muốn vẽ một bức tranh ngày tận thế nhưng tôi nghĩ chúng ta phải thực tế. Bây giờ không phải là lúc để thư giãn hoàn toàn”, bà nói.
Về106.000 trường hợp mới được ghi nhận trên toàn thế giới trong 24 giờ qua, Tổng giám đốc của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết virus đã lan rộng ở các nước nghèo hơn và các quốc gia giàu có vừa mới bỏ các biện pháp hạn chế.