Cưỡng chế cách DA đường Văn Cao - Hồ Tây, người dân sao thuận?

  Báo PLVN từng có bài phản bức xúc của người dân bị thu hồi đất tại Dự án đường Văn Cao – Hồ Tây khi các cơ quan chức năng có dấu hiệu khuất tất khi thực thi công việc. Thay vì làm rõ khiếu nại của dân, UBND quận Tây Hồ lại tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng đối với 10 trường hợp tại phường Thụy Khuê với quá trình cưỡng chế không đúng luật định, khiến người dân không đồng tình.

 Báo PLVN từng có bài phản bức xúc của người dân bị thu hồi đất tại Dự án đường Văn Cao – Hồ Tây khi các cơ quan chức năng có dấu hiệu khuất tất khi thực thi công việc. Thay vì làm rõ khiếu nại của dân, UBND quận Tây Hồ lại tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng đối với 10 trường hợp tại phường Thụy Khuê với quá trình cưỡng chế không đúng luật định, khiến người dân không đồng tình.

Cưỡng chế lấy được?

Trong đơn gửi các cơ quan chức năng, bà Phạm Thị Thu Huế trú tại số 3, ngõ 270 đường Hoàng Hoa Thám, bức xúc: “Ngày 21/12/2010 các cấp chính quyền, Ban quản lý dự án… tiến hành cưỡng chế mà không đọc quyết định cưỡng chế tại nhà tôi (chỉ đọc qua loa danh sách chung các hộ bị cưỡng chế), không có biên bản cưỡng chế, biên bản kiểm kê tài sản mặc dù chúng tôi yêu cầu nhiều lần. Thậm chí, yêu cầu được gặp người có thẩm quyền trong công tác cưỡng chế cũng không được…” .

 

Trao đổi với chúng tôi, bà Huế cho biết, toàn bộ thông báo, quyết định liên quan tới việc thu hồi đất của gia đình đều không được các cấp chính quyền, BQL dự án gửi tới gia đình bà một cách chính thức, mà chỉ được dán ở cửa nhà hoặc cho người khác ký nhận hộ. Khi tổ công tác cưỡng chế vào nhà, toàn bộ tài sản gia đình như tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt cùng 100 triệu đồng và 10 cây vàng cất trong tủ đều bị chuyển đi.

Sau hơn 1 tháng, số tài sản hiện nằm ở đâu gia đình bà Huế không được thông báo (?!). Bà Huế cho biết thêm, quá trình diễn ra việc cưỡng chế, bà yêu cầu được lập biên bản cưỡng chế và biên bản kiểm kê tài sản nhưng không được thực hiện. Vì vậy, bà Huế đã tự làm “Biên bản xác nhận việc tổ công tác cưỡng chế lấy trái phép tài sản” có sự chứng kiến và chữ ký của ông Phạm Huy Thuận - Tổ trưởng Tổ 51, ông Nguyễn Ngọc Quyến và bà Đinh Thị Hiền (hàng xóm). Về vấn đề này, ông Thuận khi trao đổi với báo chí đã khẳng định: Bà Huế có yêu cầu các đơn vị tham gia cưỡng chế lập các biên bản nêu trên nhưng không ai chịu lập mà họ chỉ khẳng định mình “thừa hành” lệnh cấp trên.

Tương tự gia định bà Huế, gia đình bà Lê Thị Toàn, ông Trần Bá Hồng, bà Lê Thị Hồng Vinh đều tố cáo tổ công cưỡng chế đã vi phạm pháp luật như không đọc lệnh cưỡng chế tới từng hộ dân, không cho chủ nhà chứng kiến quá trình niêm phong tài sản, không lập biên bản cưỡng chế, biên bản tịch thu tài sản…

Đáng chú ý là gia đình ông Trần Bá Hồng (nhà 18/1 ngõ 270 đường Hoàng Hoa Thám) thương binh chống Pháp, bị suy tim độ 4; vợ là thanh niên xung phong chống Mỹ đang bị ung thư, con mới chết đầu năm 2010… hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.

Trong đơn ông Hồng cho biết: “Từ sau ngày bị cưỡng chế, tinh thần và sức khỏe của vợ chồng tôi hoàn toàn suy sụp. Bệnh của tôi ngày càng nặng thêm, vợ chồng tôi phải đi ở nhờ".

Còn bà Lê Thị Hồng Vinh bức xúc: “Trong khi mọi người chuẩn bị đón tết, thì chúng tôi chỉ sau mấy tiếng đồng hồ, nhà cửa bị đập pha tan hoang, đồ đạc, tài sản bị thu giữ không biết để ở đâu”

Bỏ qua luật?

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Cty Luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự, cho biết: Cách làm trên của đơn vị cưỡng chế là chưa đúng pháp luật. Bởi Khoản 5, Điều 34 hay Khoản 1 Điều 35 – Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có quy định: Nếu người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng chủng loại, tình trạng từng loại tài sản… và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản.

Trao đổi với báo chí qua điện thoại, Chánh Văn phòng UBND quận Tây Hồ Lê Trung Đức cho biết: Việc cưỡng chế tại các hộ nhà dân là có lập biên bản cưỡng chế đối với từng hộ và có lập biên bản kiểm kê tài sản.

Tuy nhiên, người dân không chịu ký nên tổ cưỡng chế chỉ cho người làm chứng ký tên. Nhưng khi trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Phạm Huy Thuận - Tổ trưởng Tổ 51 cho biết, không hề có việc như ông Đức nói. Nhiều hộ dân đã yêu cầu lập các văn bản này ngay tại hiên trường nhưng không ai đứng ra làm. Thay vào đó, “biên bản” chỉ được người dân lập ra để làm bằng chứng, chứ không có chữ ký của tổ công tác và lưu ở trong hồ sơ cưỡng chế.

Luật sư Bách lý luận: Nếu quá trình kê biên tài sản và cưỡng chế diễn ra đúng pháp luật thì tại sao lực lượng cưỡng chế không cho người dân chứng kiến? Không lập biên bản? Tại sao những người có trách nhiệm lại không giải thích cho dân? Phải chăng lực lượng cưỡng chế đang lách luật (Biên bản kiểm kê tài sản và cưỡng chế không cần chữ ký của người dân, mà chỉ cần những người thuộc lực lưỡng cưỡng chế và người làm chứng do UBND quận Tây Hồ chỉ định ký là vẫn hợp pháp)?

Nam Hà

Đọc thêm