Vấn đề “nóng” trong buổi thảo luận sáng qua (1/11) tại các tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) 5 năm giai đoạn 2011-2015 và qui hoạch SDĐ giai đoạn 2011-2020 là việc phát triển tràn lan các khu công nghiệp (KCN), cảng biển, sân bay trong khi đất cho hạ tầng kỹ thuật, xã hội ở các đô thị, khu dân cư ngày càng eo hẹp…
Khu công nghiệp “ngốn” đất để… không
Chỉ tiêu “đẹp” nhất trong báo cáo của Chính phủ về qui hoạch, kế hoạch SDĐ là phát triển đất KCN (đạt 100%). Song ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng, “chỉ tiêu tuy cao nhưng việc lấy đất lúa có hiệu quả để xây KCN là không được” vì theo kết quả thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, hiện nay các KCN mới được “lấp đầy” khoảng 46%.
Như vậy, việc sử dụng đất KCN đang dẫn tới tình trạng lãng phí đất đai do qui hoạch “treo” trong khi người dân (nhất là ở nông thôn) không có đất sản xuất. ĐB Nguyễn Văn Thịnh (Hưng Yên) nhận thấy, với việc “hô biến” đất lúa thành đất KCN, địa phương nào cũng “lao” vào đất KCN do quyền lợi cao hơn, các DN “bám” vào địa phương để triển khai dự án.
Theo nhiều ĐBQH, việc qui hoạch đất KCN đang “dàn trải”, nên ở nhiều địa phương, có KCN mà không có nhà đầu tư. Do đó, cần xem xét lại qui hoạch, kế hoạch SDĐ KCN, không theo nguyên tắc “cào bằng” ở tất cả các địa phương mà cần theo nhu cầu và khả năng khai thác thực tế.
Khu công nghiệp “ngốn” đất để… không
Chỉ tiêu “đẹp” nhất trong báo cáo của Chính phủ về qui hoạch, kế hoạch SDĐ là phát triển đất KCN (đạt 100%). Song ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng, “chỉ tiêu tuy cao nhưng việc lấy đất lúa có hiệu quả để xây KCN là không được” vì theo kết quả thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, hiện nay các KCN mới được “lấp đầy” khoảng 46%.
Như vậy, việc sử dụng đất KCN đang dẫn tới tình trạng lãng phí đất đai do qui hoạch “treo” trong khi người dân (nhất là ở nông thôn) không có đất sản xuất. ĐB Nguyễn Văn Thịnh (Hưng Yên) nhận thấy, với việc “hô biến” đất lúa thành đất KCN, địa phương nào cũng “lao” vào đất KCN do quyền lợi cao hơn, các DN “bám” vào địa phương để triển khai dự án.
Theo nhiều ĐBQH, việc qui hoạch đất KCN đang “dàn trải”, nên ở nhiều địa phương, có KCN mà không có nhà đầu tư. Do đó, cần xem xét lại qui hoạch, kế hoạch SDĐ KCN, không theo nguyên tắc “cào bằng” ở tất cả các địa phương mà cần theo nhu cầu và khả năng khai thác thực tế.
|
Ảnh minh họa. |
ĐB Lê Văn Hoàng (TP.Đà Nẵng) phản ánh, qui hoạch “treo” phổ biến ở nhiều địa phương, thường ở các dự án của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhưng “việc phân cấp quản lý, qui hoạch, thanh tra, xử lý vi phạm còn nhiều vấn đề, chưa giải quyết thỏa đáng khiến còn nhiều bức xúc”.
Cùng KCN, các dự án khu đô thị cũng là “thủ phạm” đang từng ngày “ăn” đất lúa”. ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) băn khoăn, những khu đô thị ven sông Hồng lấy đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng thành đất ở, nhưng lại sinh ra nhiều dự án “treo” khiến lãng phí đất rất nghiêm trọng. “Trong khi nhiều nước bỏ bê tông đi để tái sinh lại đất nông nghiệp thì nước ta hiện tại đang làm mất nhiều đất nông nghiệp” – ĐB Đương cảnh báo.
Không những thế, việc phát triển đất KCN, khu kinh tế ven biển, cửa khẩu, khu đô thị ở các địa phương những năm qua đã tăng 20,7% so với chỉ tiêu QH đề ra. Hậu quả “nhãn tiền” là thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng vì vượt cầu.
Thiếu hiệu quả nhưng không ai bị kỷ luật
Nhiều ĐBQH bày tỏ lo ngại “5, 10 năm sau, khi thảo luận về qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ), “đâu vẫn đóng đấy” vì chúng ta vẫn sẽ phải nhắc lại những tồn tại, hạn chế như bây giờ”. Bởi dù chỉ ra được tồn tại, hạn chế trong qui hoạch, kế hoạch SDĐ, nhưng không tìm ra được nguyên nhân thì “không xác định được trách nhiệm và giải pháp khắc phục triệt để”.
ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) cảnh báo, “còn nhiều tồn tại trong triển khai sử dụng, qui hoạch các loại đất nhưng không ai bị kỷ luật. Đây là tình trạng báo động trong công tác qui hoạch 10 năm qua”. Hơn nữa, những tồn tại đó còn dẫn đến tình trạng “làm gì cũng vướng về đất” như nhận định của ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình).
Các ĐBQH rất băn khoăn: “những chỉ tiêu qui hoạch, kế hoạch SDĐ không đạt, chủ yếu là đất phúc lợi, có phải do hiệu quả không cao, do thực hiện hay do qui hoạch?”. Theo ĐB Tiếp, do “lợi ích cục bộ”, nhiều địa phương xây dựng qui hoạch, kế hoạch SDĐ “chưa khoa học, chưa sát chiến lược phát triển KTXH, cân đối nhu cầu thị trường bất động sản nên qui hoạch vừa thiếu vừa thừa quỹ đất khiến các địa phương phải thường xuyên trình Chình phủ quyết định điều chỉnh qui hoạch”. Đây là vấn đề “trăn trở, nhức nhối” trong công tác qui hoạch, kế hoạch SDĐ.
ĐB Đặng Ngọc Quỳnh (Hưng Yên) cho rằng, phát triển hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội tại các khu đô thị không do đầu tư hiệu quả kinh tế không cao nên bị “lãng quên”, đầu tư không đúng mức. Tình trạng dân ở đô thị đông, nhưng thiếu hạ tầng xã hội, không có quĩ đất hoặc có nhưng đầu tư không hiệu quả, ảnh hưởng đến an sinh xã hội…
Chiều cùng ngày, QH thảo luận tại hội trường và dự án Luật Cơ yếu.
Nhóm PV
Cùng KCN, các dự án khu đô thị cũng là “thủ phạm” đang từng ngày “ăn” đất lúa”. ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) băn khoăn, những khu đô thị ven sông Hồng lấy đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng thành đất ở, nhưng lại sinh ra nhiều dự án “treo” khiến lãng phí đất rất nghiêm trọng. “Trong khi nhiều nước bỏ bê tông đi để tái sinh lại đất nông nghiệp thì nước ta hiện tại đang làm mất nhiều đất nông nghiệp” – ĐB Đương cảnh báo.
Không những thế, việc phát triển đất KCN, khu kinh tế ven biển, cửa khẩu, khu đô thị ở các địa phương những năm qua đã tăng 20,7% so với chỉ tiêu QH đề ra. Hậu quả “nhãn tiền” là thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng vì vượt cầu.
Thiếu hiệu quả nhưng không ai bị kỷ luật
Nhiều ĐBQH bày tỏ lo ngại “5, 10 năm sau, khi thảo luận về qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ), “đâu vẫn đóng đấy” vì chúng ta vẫn sẽ phải nhắc lại những tồn tại, hạn chế như bây giờ”. Bởi dù chỉ ra được tồn tại, hạn chế trong qui hoạch, kế hoạch SDĐ, nhưng không tìm ra được nguyên nhân thì “không xác định được trách nhiệm và giải pháp khắc phục triệt để”.
ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) cảnh báo, “còn nhiều tồn tại trong triển khai sử dụng, qui hoạch các loại đất nhưng không ai bị kỷ luật. Đây là tình trạng báo động trong công tác qui hoạch 10 năm qua”. Hơn nữa, những tồn tại đó còn dẫn đến tình trạng “làm gì cũng vướng về đất” như nhận định của ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình).
Các ĐBQH rất băn khoăn: “những chỉ tiêu qui hoạch, kế hoạch SDĐ không đạt, chủ yếu là đất phúc lợi, có phải do hiệu quả không cao, do thực hiện hay do qui hoạch?”. Theo ĐB Tiếp, do “lợi ích cục bộ”, nhiều địa phương xây dựng qui hoạch, kế hoạch SDĐ “chưa khoa học, chưa sát chiến lược phát triển KTXH, cân đối nhu cầu thị trường bất động sản nên qui hoạch vừa thiếu vừa thừa quỹ đất khiến các địa phương phải thường xuyên trình Chình phủ quyết định điều chỉnh qui hoạch”. Đây là vấn đề “trăn trở, nhức nhối” trong công tác qui hoạch, kế hoạch SDĐ.
ĐB Đặng Ngọc Quỳnh (Hưng Yên) cho rằng, phát triển hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội tại các khu đô thị không do đầu tư hiệu quả kinh tế không cao nên bị “lãng quên”, đầu tư không đúng mức. Tình trạng dân ở đô thị đông, nhưng thiếu hạ tầng xã hội, không có quĩ đất hoặc có nhưng đầu tư không hiệu quả, ảnh hưởng đến an sinh xã hội…
Chiều cùng ngày, QH thảo luận tại hội trường và dự án Luật Cơ yếu.
Nhóm PV