Đại học Thành Đô đón xu hướng, đào tạo định hướng công nghệ vi mạch bán dẫn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, Trường Đại học Thành Đô dự kiến tuyển sinh và đào tạo theo định hướng về công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm học 2024 – 2025.

Hiện nay, trường Đại học Thành Đô đào tạo các mã ngành công nghệ liên quan đến điện, điện tử, công nghệ thông tin; trong đó một số học phần về thiết kế vi mạch đã được vào giảng dạy. Từ năm 2024, chương trình đào tạo sẽ được định hướng chuyên sâu hơn về công nghệ vi mạch bán dẫn, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thị trường.

Hãy cùng khám phá một số thông tin để giúp các tân sinh viên hiểu hơn về ngành và định hướng đào tạo mới này của Trường.

Công nghệ bán dẫn và một số ứng dụng thực tiễn

Công nghệ bán dẫn hay còn gọi là vi mạch/ chip bán dẫn là một lĩnh vực trong công nghiệp chuyên sản xuất và phát triển các thành phần điện tử dựa trên tinh thể bán dẫn.

Trường Đại học Thành Đô đào tạo các mã ngành công nghệ liên quan đến điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật Ô tô

Trường Đại học Thành Đô đào tạo các mã ngành công nghệ liên quan đến điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật Ô tô

Chất bán dẫn được sử dụng để tạo ra các linh kiện điện tử như transistor, vi mạch, cảm biến, máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện tử tiêu dùng như TV, máy nghe nhạc và máy ảnh; Điốt phát quang (LED) - ứng dụng trong việc tạo ánh sáng cho các loại đèn, màn hình tivi, máy tính, điện thoại di động cho đến việc truyền tải tín hiệu giao thông. Chất bán dẫn giúp tạo ra laser - ứng dụng trong sản xuất công nghiệp và y tế (cắt, hàn các thành phần trong sản xuất và phẫu thuật y khoa). Chất bán dẫn cũng được dùng để chế tạo pin mặt trời (thu thập và sử dụng năng lượng tái tạo) và pin nhiên liệu (cung cấp nguồn điện cho các thiết bị di động, xe điện và các ứng dụng năng lượng sạch khác).

Đây là một trong những ngành công nghiệp quan trọng và phát triển nhanh nhất trên toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ công nghệ và đổi mới trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện đại.

Đào tạo định hướng công nghệ vi mạch bán dẫn

Trường Đại học Thành Đô phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết để thành công. Dưới đây là một số nội dung mà sinh viên cần tiếp xúc khi học về công nghệ bán dẫn:

· Vật lý bán dẫn: Giúp người học hiểu về cấu trúc và tính chất của các vật liệu bán dẫn như silic, germani, và gallium arsenide, cũng như các hiện tượng điện tử trong vật liệu bán dẫn.

· Thiết kế vi mạch: Người học học cách thiết kế, mô phỏng và kiểm tra các vi mạch điện tử.

· Sản xuất và công nghệ chế tạo: Người học hiểu về các quy trình sản xuất và công nghệ chế tạo để sản xuất các chip bán dẫn.

· Kỹ thuật điện tử: Giúp người học có kiến thức về các linh kiện điện tử và các mạch điện tử.

· Quản lý dự án và kỹ năng giao tiếp: Người học luyện tập làm việc nhóm, quản lý thời gian và tài nguyên, và kỹ năng quản lý dự án và giao tiếp hiệu quả.

· Kiểm tra linh kiện và vật liệu: Giúp người học có kiến thức khi lựa chọn linh kiện và vật liệu phù hợp và kiểm tra chất lượng của chúng trước khi sử dụng vào sản xuất.

· Kỹ năng lập trình và sử dụng các phần mềm thiết kế vi mạch: Người học học về lập trình và phát triển phần mềm để làm việc với các hệ thống điều khiển và kiểm soát được tích hợp trong các chip bán dẫn; thực hành sử dụng các phần mềm để thiết kế và mô phỏng mạch điện tử.

Trường Đại học Thành Đô dự kiến tuyển sinh và đào tạo theo định hướng về công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm học 2024 – 2025

Trường Đại học Thành Đô dự kiến tuyển sinh và đào tạo theo định hướng về công nghệ vi mạch bán dẫn từ năm học 2024 – 2025

Trường Đại học Thành Đô

Địa chỉ: Km15, Quốc lộ 32, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.

Hotline: 0934 07 8668 – 0243 386 1601

Website: https://thanhdo.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/truongdaihocthanhdo

Đọc thêm