Đắk Lắk lao đao trong “vòng vây” khô khát

Những ngày giữa tháng 3, nương rẫy, ruộng vườn chỉ một màu… vàng úa. Nhiều nơi cây cà phê đã rũ rượi lá cành. Nhiều nương lúa bị cháy đỏ, những luống mì chỉ còn trơ lá, thân cây còi cọc, oặt ẹo vì thiếu nước. Nhiều hồ, sông suối cũng khô rang, trơ một màu đất trắng.

Chưa năm nào, người dân nhiều nơi ở tỉnh Đắk Lắk lại điêu đứng như năm nay. Nhiều tháng trôi qua mà chưa có giọt mưa nào, cây trồng quắt queo, héo úa.

Khốn đốn vì thiếu nước

Những ngày giữa tháng 3, nương rẫy, ruộng vườn chỉ một màu… vàng úa. Nhiều nơi cây cà phê đã rũ rượi lá cành. Nhiều nương lúa bị cháy đỏ, những luống mì chỉ còn trơ lá, thân cây còi cọc, oặt ẹo vì thiếu nước. Nhiều hồ, sông suối cũng khô rang, trơ một màu đất trắng.

Nhiều hồ thuỷ lợi nhỏ cạn đến mực nước chết, không còn khả năng phục vụ tưới.
Nhiều hồ thuỷ lợi nhỏ cạn đến mực nước chết, không còn khả năng phục vụ tưới.

Theo thống kê sơ bộ của địa phương thì đến nay toàn tỉnh có có hơn 3 ngàn hét ta cây trồng vụ Đông Xuân 2012–2013 thiếu nước sản xuất, trong đó đã có 140 ha lúa mất trắng, gần 4 ngàn hộ dân ở vùng nông thôn thiếu nước sinh hoạt triền miên khiến cuộc sống gần như đảo lộn.

Nhìn những gương mặt khắc khổ của  người dân phải đi xin từng xô nước mới biết được họ đang trông chờ điều gì. Họ cầu cho mưa thuận gió hòa để có nước sinh hoạt, nhưng cũng là để cứu những vườn cà phê, ruộng lúa vốn là “nồi cơm” của họ đang bị mùa khô đe dọa.

Nếu mưa không kịp thời thì chắc chắn cuộc sống của người dân còn vô cùng vất vả, và nặng nề hơn là sẽ kéo theo sự mất mùa đói kém trong thời gian tới.

Đắc Lắc có 539 hồ chứa thuỷ lợi, tổng dung tích thiết kết gần 1 tỷ m3 nước.

Mùa mưa 2012 kết thúc sớm hơn thường kỳ, nhiều vùng có lượng mưa chỉ bằng 60–90% so với các năm. Do đó, tại nhiều hồ thuỷ lợi, lượng nước trung bình chỉ đạt 70% dung tích thiết kế. Cá biệt, tại hồ Ea Kar (huyện Ea Kar) chỉ đạt 30% dung tích, hồ Vụ Bổn (huyện Krông Păk) chỉ đạt 40% dung tích…

Đến nay, đa số các hồ thuỷ lợi nhỏ đã cạn gần đến mực nước chết, không còn khả năng phục vụ tưới.

Bà Nguyễn Thị Hạnh ở (xã Hoà Phong, H. Krông Bông) đang bơm nước chống hạn cho ruộng lúa nghẹn ngào: “Nhiều hôm mây đen kéo tới, tưởng trời sẽ đổ mưa, ai dè lại tan biến mất. Những đám mây đen, xen lẫn vài hạt mưa lất phất như trêu ngươi những người nông dân. Thà không mưa thì thôi, chứ kiểu rơi rớt vài giọt này càng khiến cho cây cối nhanh chết hơn. Giờ đây, cuộc sống chúng tôi chỉ mong chờ ông trời hãy đổ mưa”.

Không chỉ thiếu nước sản xuất, tại nhiều địa phương khác người dân còn thiếu nước sinh hoạt nặng nề. Có người không dám giặt đồ sau mỗi lần tắm gội, mà phải gom mấy ngày liền để giặt một lần cho tiết kiệm nước. Khi giặt cũng không dám bỏ nhiều xà bông vì sợ xả tốn nước…

Khách đường xa tới Đắk Lắk mùa này thường vẫn nghe bà con ca thán “năm trước một không hai có, giờ đây lại hai không một có”. Lúc đầu ít ai hiểu, nhưng ngẫm đi ngẫm lại thì bà con ở những vùng có nước sạch sinh hoạt thì cứ cắt một ngày có một ngày, nay cắt 2 ngày mới có một ngày nên mới sinh ra nhiều chuyện bi hài: Có nhiều trường hợp chồng đi làm cơ quan còn mang theo một chậu đồ của gia đình đến giếng khoan của cơ quan để giặt vì ở nhà không có nước…

Điều đáng lo lắng nhất với Đắk Lắk hiện nay là nước tưới cho cây cà phê. Trên toàn tỉnh Đắc Lắc, cây cà–phê đang vào đợt tưới thứ 4, tại nhiều địa phương, khi triển khai bơm tưới đồng loạt sẽ khiến việc thiếu nước diễn ra trầm trọng.

Cơn hạn ngày càng khốc liệt

Do thiếu nước, các địa phương đã quán triệt chủ trương tập trung tưới cho lúa, cà–phê, tiêu, ngô, các loại cây trồng khác tưới hạn chế, thậm chí chấp nhận mất trắng để tập trung nguồn nước cho cây trồng chủ lực.

Tận dụng những giọt nước cuối cùng để tưới cà phê.
Tận dụng những giọt nước cuối cùng để tưới cà phê.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Đắk Lắk, các tháng tới tỉnh này sẽ không có mưa, hoặc mưa không đáng kể. Lượng nước cung cấp cho các sông chủ yếu là nước ngầm, nhưng nước ngầm đang ở mức thấp và suy giảm đáng kể do khai thác bừa bãi. Nhiều sông suối hiện đã cạn trơ đáy.

Do đó, dự báo từ nay đến hết tháng 4 năm 2013, tình hình hạn hán sẽ lên đến đỉnh điểm, diện tích khô hạn và số người dân thiếu nước sinh hoạt tiếp tục tăng. Một số vùng vào cuối vụ sẽ không có nước để chống hạn.

Trong khi tình hình nước thiếu hụt trầm trọng so với các năm thì diện tích gieo trồng lại tăng. Cụ thể, chỉ riêng lúa nước, kế hoạch gieo trồng là trên 28 ngàn ha, nhưng thực tế tăng lên gần 31 ngàn ha. Ngành nông nghiệp Đắk Lắk thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp chống hạn, như be bờ đắp đập, hạn chế thất thoát nguồn nước, nạo vét kênh mương, cấp kinh phí bơm hút, xây dựng kế hoạch chống hạn… Những công tác này chỉ hạn chế phần nào thiệt hại do hạn hán gây ra, bởi nguồn nước đang ngày càng cạn kiệt và bốc hơi nhanh.

Vụ Hè Thu 2012, Đắk Lắk thiệt hại 550 tỷ đồng do hạn hán. Vụ Đông Xuân 2012–2013, với tình hình hạn hán thế này, dự cảm người nông dân Đắk Lắk thêm một vụ mùa thất bát. Nguy cơ thiếu đói, nhiều gánh nặng xã hội đang hiện hữu, nếu "cơn khát" vẫn không được hóa giải sớm…

Hoàng Quý

Đọc thêm