Đằng sau chuyện “khai tử” bến xe ở Hà Nội

Câu chuyện “khai tử” bến xe Lương Yên vừa qua một lần nữa hâm nóng vấn đề quy hoạch bến xe tại Thủ đô Hà Nội. Hà Nội có những bến xe cũ và mới. Và trong sự phát triển của giao thông đô thị, các bến xe dù cũ, dù mới cũng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm và bất cập trong việc phân luồng ra vào thành phố. Nói tới các bến xe Hà Nội người ta nghĩ tới ngay sự tồi tàn và quá tải.

[links()] Câu chuyện “khai tử” bến xe Lương Yên vừa qua một lần nữa hâm nóng vấn đề quy hoạch bến xe tại Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội có những bến xe cũ và mới. Và trong sự phát triển của giao thông đô thị, các bến xe dù cũ, dù mới cũng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm và bất cập trong việc phân luồng ra vào thành phố. Nói tới các bến xe Hà Nội người ta nghĩ tới ngay sự tồi tàn và quá tải.

 

Bến xe Mỹ Đình vừa mới xây dựng chừng 10 năm mà số lượng xe khách hàng ngày đã lên tới con số “khủng” - hơn 1.000 xe/ngày. Nằm ở phía Nam thành phố, Giáp Bát từ lâu được coi như “bến chặn” của cửa ngõ Thủ đô. Vị trí đắc địa nên từ chỗ chỉ có khoảng 300 - 400 lượt xe hoạt động mỗi ngày, đến nay Giáp Bát có trung bình khoảng 800 lượt xe/ngày.

Bến mới còn căng, huống hồ bến thuộc vào hàng  xưa cũ của Hà Nội là bến  Gia Lâm thì càng xuống cấp, trong khi hoạt động lại hết sức khó khăn do nằm trên phố  nhỏ Ngô Gia Khảm,  thường xuyên tắc đường. Vì vậy, dù trước đây hoạt động khá sầm uất, song hiện nay bến xe này mỗi ngày cũng chỉ có khoảng 400 lượt xe ra vào, trong khi nếu xếp khéo thì bến cũng có thể nhận thêm khoảng 200 lượt xe nữa.

Hai bến xe hoạt động theo kiểu “xã hội hóa”  là Lương Yên và Nước Ngầm dường như không “đỡ” được mấy cho giao thông Thủ đô. Bến tạm Lương Yên thì đang triển khai các thủ tục đóng cửa. Bến Nước Ngầm thì cũng chỉ tải được lượng xe không đáng kể, chủ  yếu là về các tỉnh miền Trung và có một vài chuyến đi Lào.

Theo Sở GTVT Hà Nội, Hà Nội hiện có 11 bến xe khách liên tỉnh, nằm cạnh các đường vành đai, trục xuyên tâm của thành phố. Di chuyển các bến xe ra ngoại thành để giảm áp lực giao thông cho nội đô là việc Sở GTVT sẽ thực hiện trong lộ trình phát triển các bến xe khách đến năm 2020.

Trong giai đoạn 2011 -2015, Bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm sẽ được nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế đến từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia. Các bến xe Lương Yên, Trạm Trôi (Hoài Đức) không nằm trong quy hoạch, có vị trí không thuận lợi và hay gây ùn tắc giao thông sẽ chuyển đổi thành điểm đỗ xe và công trình dịch vụ công cộng.

Khi giao thông đô thị ở Thủ đô bị dư luận đánh giá là hỗn loạn, có một phần nguyên nhân do lượng xe khách liên tỉnh về quá đông, các con đường lớn như Giải Phóng, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Cừ... luôn xảy ra tình trạng kẹt cứng.

Nhưng việc đầu tư tiền tỷ xây dựng bến xe Niệm Nghĩa, Hà Đông để phân tán tải lại không thu được hiệu quả như mong muốn. Bến xe luôn ở trong tình trạng  đìu hiu, vắng khách khiến các nhà quản lý chưa tìm ra được giải pháp.

Theo lãnh đạo bến xe này cho biết  vì khách... ngại bến xa, di chuyển vào thủ đô cũng mất cả giờ đồng hồ, nên mới xảy ra tình trạng như vậy. Nên mới dẫn đến tình trạng bến xe trong nội thành thì bị nêm cứng, bến ngoại thành sạch đẹp lại không có khách đến. Bài toán cho việc quy hoạch bến xe vẫn chưa có được sự thống nhất: đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân và giải pháp tránh ùn tắc.

Trường Lưu

Đọc thêm