Đầu năm mua muối - Phong tục không thể thiếu trong dịp Tết

(PLVN) - Tập tục đầu năm mua muối của người Việt Nam đã được truyền qua nhiều thế hệ. Vào ngày đầu tiên của năm mới, người ta sẽ mua muối mang về nhà, đây gọi là "muối lộc" để đón nhận may mắn và cầu mong một năm mới đủ đầy, ấm no.
Ý Nghĩa Tục Mua Muối Đầu Năm Trong Đời Sống Tâm Linh Người Việt

Đầu năm mua muối - Phong tục không thể thiếu trong dịp Tết

Ông bà ta quan niệm "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", phong tục vào cuối năm này mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Tập tục đầu năm mua muối của người Việt Nam đã được truyền qua nhiều thế hệ. Vào ngày đầu tiên của năm mới, người ta sẽ mua muối mang về nhà, đây gọi là "muối lộc" để đón nhận may mắn và cầu mong một năm mới đủ đầy, ấm no.

Bà Nguyễn Thị Tuyết, Quận Đống Đa, Hà Nội đã chia sẻ:

Theo người xưa, muối là một thứ mặn, có tác dụng trừ tà khí, chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Bên cạnh đó, muối còn có ý nghĩa trong tình cảm, mang đến sự mặn mà, gắn kết cho các thành viên trong gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.

Chị Bùi Thái Hà, phường Kim Tân, TP. Lào Cai cũng đã có những chia sẻ về ý nghĩa của tập tục này:…

Ở Bắc Bộ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những gánh muối trên khắp các đường làng, ngỏ hẻm, người mua kẻ bán tấp nập. Hình ảnh này đã trở thành một phần không thể thiếu vào Mùng 1 Tết hằng năm.

Cuối năm mua vôi là để quét lại căn nhà, tường cổng cho sạch sẽ, trắng tinh tươm, chuẩn bị đón năm mới. Vôi quét nhà, cũng là để xóa đi những điểu không hay trong năm cũ, thể hiện một sự khởi đầu, bắt đầu lại để sửa chữa những sai lầm, khôi phục lại những thất bát đã qua.

Cũng có một cách giải thích khác cho rằng cuối năm phải mua vôi để tiếp vôi cho "ông bình vôi".

Ông bình vôi" là vật dụng đặc biệt để vôi ăn trầu bằng sành sứ chỉ các cụ có thói quen ăn trầu mới có. Và khi lấy vôi trong bình cũng phải hết sức thận trọng, bởi người xưa quan niệm khi dùng dao vôi để lấy vôi, nhất thiết không được ngoáy chìa vôi vào lòng ông vì nếu thế sẽ bị bệnh cồn cào ruột gan mà phải dùng chìa đưa thẳng rồi rút ra. Vì thế, miệng ông cứ mỗi ngày một đầy, thành vành khuyên, hôm trở trời tự lóc ra, người ta dùng dao khứa chân rồi đem xâu vào dây treo trước cửa để trừ tà.

"Ông bình vôi" là vật thiêng trong nhà người xưa, do vậy lúc nào cũng phải cho ông ăn no, ăn đủ. Tuy nhiên do “Bạc như vôi” nên người ta chỉ cho ông ăn vào cuối năm chứ không ai cho ông ăn đầu năm vì vậy mới có tục “cuối năm mua vôi”.

Giờ đây, muối đã không còn đắt giá như ngày xưa, vôi không còn lựa chọn duy nhất để làm mới nhà. Dù vậy, vị mặn của muối vẫn y nguyên qua bao thế hệ, trường nghĩa về việc quan hệ cần đằm thắm biết chia sẻ, biết hội ngộ cùng nhau cả niềm vui hay nỗi buồn, cuộc đời đẹp đôi khi là vì đủ mặn mà. Vôi có thể vẫn được hiểu như sự làm mới lại ngôi nhà, cuộc đời, ai cũng nên dành thời gian thu vén lại phiền não hay thậm chí cần được động viên để hiểu đời sống còn rất nhiều cơ hội để làm lại tươi mới hơn, mới mẻ hơn

Đọc thêm