Động đất làm “nóng” nghị trường

Chuyện động đất ở Thủy điện Sông Tranh 2 cuối cùng đã được đưa ra mổ xẻ trước diễn đàn Quốc hội. Tuy nhiên, người đứng đầu Quốc hội và cả Đại biểu Quốc hội đều nói “chưa yên tâm” sau phẩn trả lời của ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng. 

Chuyện động đất ở Thủy điện Sông Tranh 2 cuối cùng đã được đưa ra mổ xẻ trước diễn đàn Quốc hội. Tuy nhiên, người đứng đầu Quốc hội và cả Đại biểu Quốc hội đều nói “chưa yên tâm” sau phẩn trả lời của ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng. 

Bộ trưởng bộ Xây dựng trả lời phóng viên bên hành lang QH
Bộ trưởng bộ Xây dựng trả lời phóng viên bên hành lang QH
Trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn hôm 13/11/2012, đại biểu Ngô Văn Minh (đoàn Quảng Nam) nói, ông chưa an tâm về thủy điện Sông Tranh 2 dù Bộ trưởng Xây dựng phát biểu trước đó là công trình an toàn. Nếu an toàn thì vì sao Chính phủ lại không cho tích nước và các nhà khoa học vẫn đang tranh luận với nhiều ý kiến khác nhau? “Chốt” vấn đề, ông Minh yêu cầu Bộ trưởng Xây dựng nói rõ trước Quốc hội là đập an toàn trên các căn cứ khoa học nào, người dân yên tâm ở  lại hay không? 
Trả lời đại biểu, ông Dũng nêu một số chỉ tiêu kỹ thuật để khẳng định độ an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2. Cụ thể, sau khi chống thấm, hiện tốc độ thấm nước của đập là 3 lít/giây - thấp hơn nhiều so với các đập khác, các đơn vị tư vấn độc lập của Thụy Sỹ đã kết luận nền móng, chất lượng công trình đảm bảo… Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu câu hỏi: “Bộ trưởng có thể nói, đồng báo cứ ở tại chỗ, Nhà nước sẽ  đảm bảo an toàn?”.  Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng tiếp tục phân trần, hiện nay với mực nước tràn 161m thì đập có thể chịu động đất với gia tốc nền lên đến 350kg/cm2…
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói thêm: “Bây giờ dân Bắc Trà My, Quảng Nam người ta không quan tâm đến con số, mà chỉ quan tâm ở lại an toàn hay là đi”.  Đến lúc này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng mới khẳng định: "Với số liệu nước ở mức tràn như vậy, bà con hoàn toàn yên tâm ở đó, không phải đi đâu hết". Tuy nhiên, khi Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng hỏi lại về độ an toàn thì Bộ trưởng lại nói “Vấn đề đập thủy điện, có thể khẳng định gần như tuyệt đối an toàn rồi. Chỉ có những yếu tố đặc biệt như động đất hơn 5,5 độ richter thì phải nghiên cứu tiếp”.
Khép lại vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tôi cũng chưa thấy yên tâm. Đến giờ vẫn chưa có kết luận chính thức nào để yên tâm được. Theo chứng minh của các nhà khoa học đến thời điểm này thì an toàn, cộng với quyết định chưa tích nước vào lòng hồ sẽ chưa gây nguy hiểm gì. Nhưng đó chỉ là tạm thời yên tâm thôi.”.
Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quang Nam:

Dân, chính quyền hoang mang cực độ!

- Trong khi Quốc hội vừa bàn xong chuyện an toàn của đập Thủy điện Sông Tranh 2, thì hồi 14h24 ngày 15/11/2012, tại đây lại xảy ra một trận động đất mạnh nhất từ trước tới nay, người dân bỏ chạy tán loạn. Trước đó, tại diễn đàn của Quốc hội, các đại biểu của tỉnh Quảng Nam đã có ý kiến, các Bộ ngành chức năng vẫn nói là an toàn. Trong khi ý kiến của các nhà khoa học thì vẫn chưa ngã ngũ. Và trên thực tế, thì động đất vã những tiếng nỗ đã và vẫn tiếp tục xảy ra ngày một mạnh thêm - hàng chục, hàng trăm nghìn nhà dân và công trình trong khu vực không thể chịu nổi. Vì thế, người dân và chính quyền hoang mang đến cực độ!

Cho đến giờ này, vẫn chưa có một kết luận chắc chắn cuối cùng nào để an dân. Người dân thấp thỏm, chính quyền cũng rất khổ. Chúng tôi vẫn đang “nợ” họ một câu trả lời chắc chắn.                                                

Ông Mai Thức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị:

Chủ đầu tư không thể giấu mãi sự cố

- Sự việc đập chắn của công trình thủy điện Đakrông 3 nằm trên địa bàn xã Tà Long (huyện Đak Rông 3, Quảng Trị) bị vỡ chỉ sau 15 ngày nghiệm thu, phát điện cuốn trôi hàng chục tấn sắn mới thu hoạch đã khiến cho người dân không khỏi lo lắng. Hiện, Bộ Xây dựng đã vào cuộc kiểm tra chất lượng công trình và đã có kết luận, nhưng tôi chưa nhận được kết luận này. Tuy nhiên, chúng tôi thấy việc Công ty CP Thủy điện Trường Sơn (chủ đầu tư) nói nguyên nhân đập vỡ là do họ tự phá phần tường được dựng tạm sau khi tích nước chạy thử là không hề thuyết phục. Nếu nói thế người dân càng lo lắng và càng nguy hại cho chủ đầu tư nếu chẳng may có sự cố xảy ra sau này, thì không thể giấu mãi được. Về phía chính quyền, để đảm bảo an toàn cho người dân mùa mưa lũ sắp tới và lâu dài, chúng tôi chỉ đạo tập trung vào 3 việc. Thứ nhất, giao cho Sở Công thương thường xuyên kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện theo đúng quy định nhà nước về thủy điện. Thứ hai, nếu có thiệt hại xảy ra phải đền bù cho người dân. Thứ ba, trước khi tích nước phải nghiêm túc có báo cáo với chính quyền.                                                          

T. A - T.Q

Đọc thêm