Theo đánh giá của Chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu, hiện nay, gửi tiết kiệm là kênh đầu tư đang giảm dần sự hấp dẫn. Trong khoảng quý 1/2021, NHNN sẽ tiếp tục chính sách lãi suất thấp để giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp và do đó có thể sẽ tiếp tục hạ lãi suất thêm khoảng 0,5%/năm. Kênh ngoại hối cũng nên xem xét loại bỏ khỏi danh mục đầu tư năm nay khi đồng USD mất giá, USD Index đang rơi xuống điểm thấp nhất trong vòng một năm qua nên tỷ giá tiền đồng sẽ được duy trì sự ổn định so với USD.
Vậy nhà đầu tư nên rót tiền vào “giỏ” nào hiệu quả trong năm 2021?
TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, một số kênh đầu tư phổ biến vàng, chứng khoán, bất động sản được vẫn có thể mang lại lợi nhuận tốt nếu nhà đầu tư lựa chọn đúng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên đa dạng nguồn vốn, chuyển hướng tìm đến những kênh đầu tư mới như P2P Lending.
Vàng, chứng khoán: Nhiều bất ngờ
Trong năm 2020, giá vàng thế giới tăng khoảng 25% và giá vàng trong nước tăng 29% trở thành một trong những kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất trong năm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư hiện đang rất cẩn trọng với thị trường vàng.
Giá vàng thế giới đang trong xu hướng giảm từ mức 2,200 USD/ounce xuống khoảng 1,800 USD và thậm chí có thể “quay đầu” trong thời gian tới nếu Vaccine phòng dịch Covid-19 được triển khai đại trà, các quốc gia trên thế giới sẽ tiếp tục tung những gói cứu trợ lớn giúp nhanh chóng hồi phục nền kinh tế.
Cũng trong năm 2020, Chính Phủ Việt Nam có phương án kiểm soát tốt dịch bệnh và số lượng người đăng ký tham gia sàn chứng khoán “kỷ lục” đã giúp những nhiều Nhà đầu tư thu được khoản lợi nhuận tốt trên sàn chứng khoán. Điều này góp phần giúp chỉ số cổ phiếu tăng mạnh, một số giá cổ phiếu “chạy” trước cả kỳ vọng tăng trưởng của Doanh nghiệp. Tương tự như Vàng, khi thị trường vừa trải qua một chuỗi dài tăng điểm, việc chọn và nắm giữ nhóm cổ phiếu nào phù hợp với tình hình thực tại là một quyết định “rất khó” của các Nhà đầu tư.
Bất động sản: Tiềm năng lâu dài
Sau khi đại dịch bùng phát đầu năm 2020 thị trường Bất động sản đóng băng một thời gian ngắn, nhưng đã có nhiều bước phục hồi vào giữa năm và duy trì được sự ổn định cho đến nay. Thực tế, giao dịch BĐS đang ấm dần lên những tháng gần đây bất chấp dịch bệnh, giá nhiều phân khúc không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, nếu các chỉ tiêu vĩ mô năm 2021 được đảm bảo, dịch bệnh được kiểm soát, thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng sẽ quay trở lại. Các thị trường khác như BĐS nhà ở, BĐS thương mại, BĐS công nghiệp và BĐS nông nghiệp có cơ hội bùng nổ như trước đại dịch.
Về lâu dài, thị trường BĐS vẫn còn nhiều dư địa phát triển và luôn mở cơ hội cho những nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, tầm nhìn xa.
P2P Lending: Cửa sáng lợi nhuận
Bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống, hiện nay mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang được rất nhiều nhà đầu tư chú ý nhờ sở hữu nhiều ưu điểm tiện lợi.
Không cần quá chuyên sâu trong kiến thức về thị trường tài chính, nhà đầu tư có thể thông qua nền tảng công nghệ hiện đại của P2P Lending để kết nối trực tiếp với doanh nghiệp huy động vốn. Đặc biệt, số vốn ban đầu để tham gia đầu tư tại các sàn P2P Lending chỉ dao động từ vài triệu đồng trở lên, lợi nhuận thu được hầu như không bị ảnh hưởng từ các yếu tố biến động bên ngoài.
Đại diện VNVON.COM – một trong những sàn giao dịch P2P Lending cho biết, khi đầu tư trên sàn, nhà đầu tư có thể hưởng lợi tức lên tới 16%/năm, kỳ hạn 10 - 90 ngày, số tiền đầu tư chỉ từ 10 triệu đồng, thủ tục thuận tiện và đơn giản...
Đáng chú ý, mô hình hoạt động của VNVON.COM chỉ kết nối giữa nhà đầu tư và Doanh nghiệp được cấp phép hoạt động, có lịch sử tín dụng tin cậy. Tình hình hoạt động và sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp muốn vay vốn sẽ được đội ngũ chuyên gia của VNVON thẩm định giúp đảm bảo an toàn vốn cho nhà đầu tư. Hiện nay, ứng dụng VNVON.COM đã có mặt trên CH Play và App Store, nhà đầu tư chỉ cần tải ứng dụng và có thể dễ dàng đầu tư ở bất cứ nơi đâu.
Mô hình P2P Lending được nhiều chuyên gia tài chính đánh giá là giải pháp cần thiết giúp nhà đầu tư thêm một sự lựa chọn khả thi, tạo ra những kênh dẫn vốn mới hiệu quả cho Doanh nghiệp trong bối cảnh sự phát triển của Fintech đang trở thành xu hướng tất yếu thời 4.0.