Đến Shark Tank Việt Nam mùa 7, startup Enfarm mang tới mô hình thiết bị cảm biến đo dinh dưỡng đất.
Ông Nguyễn Đỗ Dũng, đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc cho biết startup đã phát triển công nghệ sử dụng cảm biến đặt trong đất, kết hợp với ứng dụng smartphone để cung cấp thông tin chi tiết về độ ẩm, nhiệt độ, độ pH và các chỉ số dinh dưỡng NPK.
|
Enfarm sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu và đưa ra gợi ý cho nông dân, giúp tối ưu hóa việc sử dụng phân bón và nước. Nguyễn Đỗ Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm lãng phí trong nông nghiệp, chỉ ra rằng 60% nước và phân bón ở Việt Nam không được cây hấp thụ, gây lãng phí lên tới 3,6 tỷ USD mỗi năm. Công nghệ của Enfarm nhằm giải quyết vấn đề này, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng.
Công nghệ của Enfarm có ưu điểm là chi phí thấp, chỉ từ 600.000 đồng, đo được NPK (nitơ, phốt pho, kali) - hiệu quả tương đương phòng thí nghiệm. Nhà sáng lập Enfarm lý giải thiết bị nằm ở trong đất, hàng ngày có thể “khám” đất và nếu có vấn đề sẽ báo ngay cho người nông dân.
Enfarm hiện đang tìm giải pháp để đăng ký sáng chế trong lĩnh vực phần mềm. Đỗ Dũng tiết lộ, Enfarm đã dùng machine learning (máy học thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo) test (nghiên cứu) trên khoảng 1.000 mẫu đất để có thể tìm ra quy luật kết nối chất dinh dưỡng với độ ẩm, độ pH và các yếu tố khác trong đất, từ đó đưa ra công thức đo dinh dưỡng đất.
Thuyết phục các Shark đầu tư 5 tỷ đồng cho 5% cổ phần, Đỗ Dũng cũng lần lượt đưa ra các con số chứng minh về việc sản phẩm được đón nhận.
Startup đã chứng minh sự tiến bộ với 500 điểm cảm biến đã bán, thu về khoảng 1,5 tỷ đồng. Nói về giai đoạn tiếp theo, Đỗ Dũng bày tỏ mong muốn phát triển mô hình subscription (thu phí thuê bao) bao gồm cả thiết bị và phân
Tuy vậy, các Shark đều nhận định rằng Enfarm còn khá sớm để gọi vốn, chưa có đủ số liệu kinh doanh thuyết phục.
|
Shark Bình nhận xét startup lên Shark Tank hơi sớm, chưa có nhiều số liệu kinh doanh thuyết phục nên ông từ chối đầu tư.
Đồng quan điểm, Shark Minh Beta cũng từ chối đầu tư bởi ngần ngại khi doanh số của startup còn ít, chưa chứng minh được hiệu quả trong thời gian đủ lâu.
Shark Phi Vân cũng từ chối đầu tư bởi công nghệ không phải là lĩnh vực thế mạnh của bà.
Song, Shark Hưng và Shark Thái vẫn đưa ra đề nghị đầu tư. Shark Hưng đề xuất 1 tỷ cho 5% cổ phần, cùng 4 tỷ đầu tư theo hình thức khác. Shark Thái đề nghị 6 tỷ cho 30% cổ phần, giải ngân trong một năm tùy theo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, ông Đỗ Dũng đã từ chối cả hai đề nghị này, cho rằng định giá của các Shark quá thấp.
|
Theo tiết lộ từ nhà sáng lập, Enfarm đã nhận được cam kết đầu tư từ ba quỹ trong và ngoài nước, đồng thời nhấn mạnh tiềm năng đột phá của công nghệ Enfarm đã được kiểm chứng bởi nhiều tập đoàn lớn và viện nghiên cứu. Kết quả, Enfarm rời khỏi Shark Tank mà không nhận được đầu tư.